Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn Hoàng Ngọc Đường khẳng định, sẽ nghiêm khắc xử lý những cá nhân vi phạm trong việc quản lý rừng tại Vườn quốc gia Ba Bể.
Lãnh đạo tỉnh đã họp khẩn cấp với các đơn vị chức năng trong tỉnh để phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp ngăn chặn triệt để nạn phá rừng nghiến, điều tra làm rõ đối tượng, đánh giá thiệt hại... để xử lý nghiêm.
Phó Giám đốc, kiêm Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Ba Bể Nông Đình Khuê xác nhận, việc khai thác trái phép nghiến tại Vườn Quốc gia Ba Bể có nhiều nguyên nhân, nhưng có một thực tế là tất cả các vùng lõi của vườn đều có dân sinh sống, chỉ riêng xã Nam Mẫu có 500 hộ với hàng nghìn dân sinh sống trong vùng lõi của vườn quốc gia.
Theo quy định, tất cả vùng diện tích này đều thuộc diện nghiêm cấm khai thác, săn bắn, hái lượm... Tuy nhiên, do dân sống rải rác trong rừng và việc mưu sinh dựa vào rừng của người dân có từ nhiều đời nay, việc cấm tuyệt đối là rất khó. Thực tế vẫn có tình trạng dân lén lút khai thác gỗ nghiến cũng như các loại gỗ quý khác.
Một nguyên nhân khách quan khác là do tác động của việc thi công tuyến quốc lộ 279. Theo thiết kế, tuyến đường này có một số đoạn đi sát qua vùng đệm của Vườn Quốc gia Ba Bể như đoạn thuộc xã Cao Trĩ và đoạn qua thôn Nà Sliến của xã Cao Thượng.
Ông Khuê nhận định, tuyến đường này đi qua đất của nhiều hộ dân nên những hộ này được nhận tiền đền bù, được nhận đất mới để làm nhà. Chính nhu cầu làm nhà mới, kéo theo đó là nhu cầu về gỗ làm nhà tăng mạnh.
Xuất phát từ những nhu cầu về gỗ làm nhà, một số người dân ở xã Cao Thượng chưa hợp tác với kiểm lâm để ngăn chặn nạn khai thác rừng trái phép ở khu vực Vườn Quốc gia. Một số người dân thông tin cho lâm tặc trốn khi kiểm lâm đi tuần tra.
Có trường hợp dân không muốn báo tình trạng phá rừng cho kiểm lâm, theo ông Khuê, vì dân chưa thật sự tin ở kiểm lâm, một số người dân cho rằng khi báo họ không được lợi gì, có khi còn bị trả thù.
Về chủ quan, cán bộ kiểm lâm Vườn quốc gia Ba Bể chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm, nhất là kiểm lâm viên địa bàn. Hiện vườn có một chòi tuần tra ở Cao Thượng nhưng việc có mặt và tuần tra ở khu vực này cũng không được thường xuyên.
Ông Khuê cho biết thêm, đến ngày 12/3, lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Ba Bể đã phát hiện gỗ nghiến ở khu vực thôn Bó Liêm bị chặt hạ nhiều và đã lập biên bản hiện trạng. Tuy vậy, do địa hình hiểm trở và không nhận được sự ủng hộ của nhân dân địa phương nên chỉ bắt được tang vật, chưa bắt được đối tượng khai thác trái phép.
Tính đến thời điểm này, lực lượng kiểm lâm của vườn đã lập biên bản 10 vụ phá rừng trong vùng lõi vườn quốc gia, tuy nhiên chỉ thu được cưa máy chứ không bắt được người vi phạm./.
Lãnh đạo tỉnh đã họp khẩn cấp với các đơn vị chức năng trong tỉnh để phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp ngăn chặn triệt để nạn phá rừng nghiến, điều tra làm rõ đối tượng, đánh giá thiệt hại... để xử lý nghiêm.
Phó Giám đốc, kiêm Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Ba Bể Nông Đình Khuê xác nhận, việc khai thác trái phép nghiến tại Vườn Quốc gia Ba Bể có nhiều nguyên nhân, nhưng có một thực tế là tất cả các vùng lõi của vườn đều có dân sinh sống, chỉ riêng xã Nam Mẫu có 500 hộ với hàng nghìn dân sinh sống trong vùng lõi của vườn quốc gia.
Theo quy định, tất cả vùng diện tích này đều thuộc diện nghiêm cấm khai thác, săn bắn, hái lượm... Tuy nhiên, do dân sống rải rác trong rừng và việc mưu sinh dựa vào rừng của người dân có từ nhiều đời nay, việc cấm tuyệt đối là rất khó. Thực tế vẫn có tình trạng dân lén lút khai thác gỗ nghiến cũng như các loại gỗ quý khác.
Một nguyên nhân khách quan khác là do tác động của việc thi công tuyến quốc lộ 279. Theo thiết kế, tuyến đường này có một số đoạn đi sát qua vùng đệm của Vườn Quốc gia Ba Bể như đoạn thuộc xã Cao Trĩ và đoạn qua thôn Nà Sliến của xã Cao Thượng.
Ông Khuê nhận định, tuyến đường này đi qua đất của nhiều hộ dân nên những hộ này được nhận tiền đền bù, được nhận đất mới để làm nhà. Chính nhu cầu làm nhà mới, kéo theo đó là nhu cầu về gỗ làm nhà tăng mạnh.
Xuất phát từ những nhu cầu về gỗ làm nhà, một số người dân ở xã Cao Thượng chưa hợp tác với kiểm lâm để ngăn chặn nạn khai thác rừng trái phép ở khu vực Vườn Quốc gia. Một số người dân thông tin cho lâm tặc trốn khi kiểm lâm đi tuần tra.
Có trường hợp dân không muốn báo tình trạng phá rừng cho kiểm lâm, theo ông Khuê, vì dân chưa thật sự tin ở kiểm lâm, một số người dân cho rằng khi báo họ không được lợi gì, có khi còn bị trả thù.
Về chủ quan, cán bộ kiểm lâm Vườn quốc gia Ba Bể chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm, nhất là kiểm lâm viên địa bàn. Hiện vườn có một chòi tuần tra ở Cao Thượng nhưng việc có mặt và tuần tra ở khu vực này cũng không được thường xuyên.
Ông Khuê cho biết thêm, đến ngày 12/3, lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Ba Bể đã phát hiện gỗ nghiến ở khu vực thôn Bó Liêm bị chặt hạ nhiều và đã lập biên bản hiện trạng. Tuy vậy, do địa hình hiểm trở và không nhận được sự ủng hộ của nhân dân địa phương nên chỉ bắt được tang vật, chưa bắt được đối tượng khai thác trái phép.
Tính đến thời điểm này, lực lượng kiểm lâm của vườn đã lập biên bản 10 vụ phá rừng trong vùng lõi vườn quốc gia, tuy nhiên chỉ thu được cưa máy chứ không bắt được người vi phạm./.
Nguyễn Trình (Vietnam+)