Các thị trường chứng khoán châu Á hầu hết giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 24/2, sau thông tin cho biết lòng tin tiêu dùng của Mỹ và lòng tin kinh doanh tại Đức bất ngờ giảm mạnh trong tháng 2/2010, thổi bùng lên những lo ngại về sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm 1,1%.
Làn sóng bán tháo diễn ra sau khi có các số liệu công bố ngày 23/2 cho biết lòng tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 2/2010 đã rơi xuống mức thấp nhất trong 10 tháng qua, trong khi lòng tin kinh doanh tại Đức cũng bị giảm lần đầu tiên trong gần 1 năm qua.
Mặc dù kinh tế châu Á phục hồi mạnh trong những tháng gần đây, dẫn đầu là Trung Quốc, các số liệu kinh tế tại Mỹ và châu Âu đã phác họa một bức tranh với các mảng sáng tối lẫn lộn, và nhiều nhà phân tích dự đoán sự phục hồi ở phương Tây sẽ rất chậm và nhiều khó khăn.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản phiên này giảm 1,48%, khi đồng yen mạnh lên gây sức ép làm giảm giá cổ phiếu của các nhà xuất khẩu. Chỉ số Nikkei-225 giảm 153,27 điểm xuống 10.198,83 điểm, với cổ phiếu của Nikon giảm 2,25%, Canon giảm 2,74%, và Mitsubishi Corp giảm 1,85%.
Trong khi đó, cổ phiếu của Toyota giảm 1,5%, nhiều giờ trước khi Chủ tịch hãng, ông Akio Toyoda có cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ về đến những vấn đề liên quan tới an toàn sản phẩm sau khi xảy ra đợt thu hồi quy mô lớn vừa qua. Theo Daiwa Securities, giới đầu tư dường như đang tránh mua vào cổ phiếu của Toyota do lo ngại về khả năng sự phục hồi của kinh tế Mỹ đang đuối dần, cũng như về buổi điều trần của ông Toyoda.
Chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Hàn Quốc giảm 16,07 điểm (0,99%) xuống 1.612,83 điểm, trong đó cổ phiếu của Hyundai Motor Co giảm tới 2,6% sau thông báo hãng sẽ thu hồi khoảng 46.000 xe Sonata trên thị trường nội địa và 1.300 xe ở thị trường Mỹ. Tại Đài Loan, chỉ số Weighted giảm 67,77 điểm (0,89%) xuống 7.529,67 điểm, trong đó cổ phiếu của Electronics giảm mạnh nhất khi bị mất tới 1,1% giá trị; còn cổ phiếu của Taiwan Semiconductor Manufacturing Co giảm 2,17%.
Những lo ngại về tình hình kinh tế Mỹ cũng đẩy chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hongkong giảm 155,26 điểm (0,75%) xuống 20.467,74 điểm, trong bối cảnh vùng lãnh thổ này vừa công bố các kế hoạch nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản đang quá nóng.
Tác động lên tâm lý giới đầu tư chứng khoán ở châu Á còn là việc Trung Quốc triển khai các biện pháp mới nhằm giảm bớt hoạt động cho vay quá lớn, do lo ngại điều này có thể tạo ra những bong bóng tài sản. Trong bối cảnh đó, thị trường chứng khoán Thượng Hải đã bị giảm điểm vào đầu phiên trước khi hoạt động mua vào các cổ phiếu giá rẻ của giới đầu tư giúp thị trường phục hồi với mức tăng 1,33%. Kết thúc phiên, chỉ số Shanghai Composite tăng 39,6 điểm lên 3.022,18 điểm.
Các thị trường chứng khoán toàn cầu rơi vào tình trạng bất ổn kể từ khi năm mới 2010 bắt đầu, trong đó thị trường chứng khoán châu Á giảm khoảng 5%, giữa những lo ngại rằng sức phục hồi của nền kinh tế thế giới chưa đủ mạnh để các ngân hàng trung ương tiến hành rút lại các biện pháp kích thích kinh tế khẩn cấp vốn được tung ra khi cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng trên toàn cầu.
Yumi Nishimura, Phó Tổng Giám đốc công ty Daiwa Securities Capital Markets, nhận định thị trường chứng khoán hiện ở nơi mà tại đó các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao những chỉ số kinh tế để tìm kiếm hướng đi cho tương lai, do đó thị trường thường phản ứng một cách lo lắng trước những số liệu được công bố.
Những đề xuất của Mỹ trong việc thắt chặt hơn nữa việc kiểm soát các thị trường và ngành ngân hàng cũng khiến giới đầu tư hết sức lo lắng. Hiện các nhà quản lý chứng khoán Mỹ hiện đang xem xét một loạt quy định hạn chế việc bán khống, điều mà theo ông Shane Oliver, đứng đầu bộ phận chiến lược đầu tư thuộc AMP Capital Investors ở Sydney, có thể đưa tới hệ lụy là làm giảm tính thanh khoản trên thị trường, theo đó càng gây bất ổn hơn nữa.
Bên cạnh đó, giới giao dịch cũng đang căng thẳng chờ đợi bài phát biểu trước Quốc hội của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke để tìm kiếm những dấu hiệu mới trong lập trường chính sách của ngân hàng trung ương, sau khi FED hồi tuần trước đã bất ngờ tăng lãi suất chiết khấu, quyết định vốn khiến giới đầu tư không khỏi hoang mang./.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm 1,1%.
Làn sóng bán tháo diễn ra sau khi có các số liệu công bố ngày 23/2 cho biết lòng tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 2/2010 đã rơi xuống mức thấp nhất trong 10 tháng qua, trong khi lòng tin kinh doanh tại Đức cũng bị giảm lần đầu tiên trong gần 1 năm qua.
Mặc dù kinh tế châu Á phục hồi mạnh trong những tháng gần đây, dẫn đầu là Trung Quốc, các số liệu kinh tế tại Mỹ và châu Âu đã phác họa một bức tranh với các mảng sáng tối lẫn lộn, và nhiều nhà phân tích dự đoán sự phục hồi ở phương Tây sẽ rất chậm và nhiều khó khăn.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản phiên này giảm 1,48%, khi đồng yen mạnh lên gây sức ép làm giảm giá cổ phiếu của các nhà xuất khẩu. Chỉ số Nikkei-225 giảm 153,27 điểm xuống 10.198,83 điểm, với cổ phiếu của Nikon giảm 2,25%, Canon giảm 2,74%, và Mitsubishi Corp giảm 1,85%.
Trong khi đó, cổ phiếu của Toyota giảm 1,5%, nhiều giờ trước khi Chủ tịch hãng, ông Akio Toyoda có cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ về đến những vấn đề liên quan tới an toàn sản phẩm sau khi xảy ra đợt thu hồi quy mô lớn vừa qua. Theo Daiwa Securities, giới đầu tư dường như đang tránh mua vào cổ phiếu của Toyota do lo ngại về khả năng sự phục hồi của kinh tế Mỹ đang đuối dần, cũng như về buổi điều trần của ông Toyoda.
Chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Hàn Quốc giảm 16,07 điểm (0,99%) xuống 1.612,83 điểm, trong đó cổ phiếu của Hyundai Motor Co giảm tới 2,6% sau thông báo hãng sẽ thu hồi khoảng 46.000 xe Sonata trên thị trường nội địa và 1.300 xe ở thị trường Mỹ. Tại Đài Loan, chỉ số Weighted giảm 67,77 điểm (0,89%) xuống 7.529,67 điểm, trong đó cổ phiếu của Electronics giảm mạnh nhất khi bị mất tới 1,1% giá trị; còn cổ phiếu của Taiwan Semiconductor Manufacturing Co giảm 2,17%.
Những lo ngại về tình hình kinh tế Mỹ cũng đẩy chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hongkong giảm 155,26 điểm (0,75%) xuống 20.467,74 điểm, trong bối cảnh vùng lãnh thổ này vừa công bố các kế hoạch nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản đang quá nóng.
Tác động lên tâm lý giới đầu tư chứng khoán ở châu Á còn là việc Trung Quốc triển khai các biện pháp mới nhằm giảm bớt hoạt động cho vay quá lớn, do lo ngại điều này có thể tạo ra những bong bóng tài sản. Trong bối cảnh đó, thị trường chứng khoán Thượng Hải đã bị giảm điểm vào đầu phiên trước khi hoạt động mua vào các cổ phiếu giá rẻ của giới đầu tư giúp thị trường phục hồi với mức tăng 1,33%. Kết thúc phiên, chỉ số Shanghai Composite tăng 39,6 điểm lên 3.022,18 điểm.
Các thị trường chứng khoán toàn cầu rơi vào tình trạng bất ổn kể từ khi năm mới 2010 bắt đầu, trong đó thị trường chứng khoán châu Á giảm khoảng 5%, giữa những lo ngại rằng sức phục hồi của nền kinh tế thế giới chưa đủ mạnh để các ngân hàng trung ương tiến hành rút lại các biện pháp kích thích kinh tế khẩn cấp vốn được tung ra khi cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng trên toàn cầu.
Yumi Nishimura, Phó Tổng Giám đốc công ty Daiwa Securities Capital Markets, nhận định thị trường chứng khoán hiện ở nơi mà tại đó các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao những chỉ số kinh tế để tìm kiếm hướng đi cho tương lai, do đó thị trường thường phản ứng một cách lo lắng trước những số liệu được công bố.
Những đề xuất của Mỹ trong việc thắt chặt hơn nữa việc kiểm soát các thị trường và ngành ngân hàng cũng khiến giới đầu tư hết sức lo lắng. Hiện các nhà quản lý chứng khoán Mỹ hiện đang xem xét một loạt quy định hạn chế việc bán khống, điều mà theo ông Shane Oliver, đứng đầu bộ phận chiến lược đầu tư thuộc AMP Capital Investors ở Sydney, có thể đưa tới hệ lụy là làm giảm tính thanh khoản trên thị trường, theo đó càng gây bất ổn hơn nữa.
Bên cạnh đó, giới giao dịch cũng đang căng thẳng chờ đợi bài phát biểu trước Quốc hội của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke để tìm kiếm những dấu hiệu mới trong lập trường chính sách của ngân hàng trung ương, sau khi FED hồi tuần trước đã bất ngờ tăng lãi suất chiết khấu, quyết định vốn khiến giới đầu tư không khỏi hoang mang./.
Phương Thảo (Vietnam+)