Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các nền kinh tế của Nhóm 20 nước phát triển và mới nổi (G20) tăng trưởng 0,8% trong quý 1, so với mức tăng 0,7% trong quý 4/2011.
Nhịp độ tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế trong G20 quý vừa qua đều chậm lại hoặc không tăng, riêng Australia, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mexico vẫn tăng.
Kinh tế Khu vực đồng euro (Eurozone) không tăng trưởng, mặc dù nền kinh tế đầu tàu là Đức phục hồi mạnh và đạt mức tăng 0,5%, sau khi giảm 0,2% trong quý trước. Kinh tế Pháp không tăng trưởng, sau khi giảm 0,1%. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tiếp tục giảm ở Italy trong quý thứ 3 và ở Anh. Tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc cũng giảm quý thứ hai liên tiếp trong lúc hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Ấn Độ đang chững lại..
Trong Báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất công bố tháng trước, OECD nhận định khủng hoảng nợ ở Eurozone là nguy cơ lớn nhất có thể làm kinh tế toàn cầu suy giảm. Sự suy giảm kinh tế ở khu vực này có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế thế giới. OECD dự báo kinh tế Eurozone sẽ giảm 0,1% trong năm nay.
Hội nghị thượng đỉnh G20 trong hai ngày 18-19/6 tới ở Mexico sẽ bàn về tình hình kinh tế toàn cầu và nhiều vấn đề, từ phát triển, thương mại, việc làm tới các cách thức củng cố hệ thống tài chính quốc tế.
Tại hội nghị G20 lần này, Đức kỳ vọng các nhà lãnh đạo sẽ nhất trí về một kế hoạch hành động nhằm củng cố kinh tế toàn cầu trong trung và dài hạn, nhưng trong đó không bao gồm các biện pháp kích thích mới./.
Nhịp độ tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế trong G20 quý vừa qua đều chậm lại hoặc không tăng, riêng Australia, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mexico vẫn tăng.
Kinh tế Khu vực đồng euro (Eurozone) không tăng trưởng, mặc dù nền kinh tế đầu tàu là Đức phục hồi mạnh và đạt mức tăng 0,5%, sau khi giảm 0,2% trong quý trước. Kinh tế Pháp không tăng trưởng, sau khi giảm 0,1%. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tiếp tục giảm ở Italy trong quý thứ 3 và ở Anh. Tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc cũng giảm quý thứ hai liên tiếp trong lúc hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Ấn Độ đang chững lại..
Trong Báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất công bố tháng trước, OECD nhận định khủng hoảng nợ ở Eurozone là nguy cơ lớn nhất có thể làm kinh tế toàn cầu suy giảm. Sự suy giảm kinh tế ở khu vực này có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế thế giới. OECD dự báo kinh tế Eurozone sẽ giảm 0,1% trong năm nay.
Hội nghị thượng đỉnh G20 trong hai ngày 18-19/6 tới ở Mexico sẽ bàn về tình hình kinh tế toàn cầu và nhiều vấn đề, từ phát triển, thương mại, việc làm tới các cách thức củng cố hệ thống tài chính quốc tế.
Tại hội nghị G20 lần này, Đức kỳ vọng các nhà lãnh đạo sẽ nhất trí về một kế hoạch hành động nhằm củng cố kinh tế toàn cầu trong trung và dài hạn, nhưng trong đó không bao gồm các biện pháp kích thích mới./.
Lê Minh (TTXVN)