Doanh số bán lẻ của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng Tám vừa qua tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2012, tăng mạnh hơn mức dự kiến 0,2% của các nhà kinh tế được hỏi ý kiến trong cuộc thăm dò của hãng tin Reuters (Anh).
Con số này cao hơn mức tăng 0,5% đã diều chỉnh của tháng 7/2013.
Nhu cầu của Eurozone đang rơi vào tình trạng ì ạch do tỷ lệ thất nghiệp cao và sự bất ổn về triển vọng tăng trưởng của khu vực này sau khi thoát khỏi suy thoái trong quý 2/2013. Chi tiêu tiêu dùng yếu kém là mối lo ngại đối với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
[Dấu hiệu phục hồi mới của nền kinh tế Eurozone]
Trong cuộc họp thường kỳ hôm 2/10 ECB đã quyết định duy trì lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục 0,5% và đang theo dõi sát sao những rủi ro đối với sự hồi phục của Eurozone.
Mức tăng doanh số bán lẻ trên, được hỗ trợ từ việc doanh số bán nhiên liệu ôtô ở Eurozone trong tháng 8/2013 tăng 0,9% và các sản phẩm phi thực phẩm tăng 0,6%, trong khi doanh số bán thực phẩm, đồ uống, thuốc lá giảm 0,4%. Theo các nhà kinh tế, niềm tin tiêu dùng được cải thiện và tỷ lệ lạm phát thấp đã hỗ trợ sự hồi phục của Eurozone trong những tháng tới nhưng chi tiêu hộ gia dình có thể vẫn ở mức vừa phải ở một số thời điểm.
Trong khi đó, Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Eurozone trong tháng 9/2013 đã tăng lên 52,2 điểm, mức cao nhất trong 27 tháng qua, mang lại một hy vọng mới về sự hồi phục kinh tế của khu vực này. Mặc dù, mức tăng chỉ số này chủ yếu vẫn dựa vào nền kinh tế Đức lớn nhất châu Âu, song hoạt động kinh tế ở Pháp, Ireland và Italy đã khởi sắc cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng mạnh đã quay trở lại, thậm chí Tây Ban Nha còn đạt được sự ổn định.
Nhà kinh tế cao cấp Christian Schulz của Berenberg lưu ý rằng "Italy dường như cuối cùng đã khôi phục tiềm năng của nước này và nói thêm rằng sau khi Thủ tướng Enrico Letta giành chiến thắng trước ông Silvio Berlusconi thì "hiện có khả năng lòng tin gia tăng ở Italy." Tuy vậy, ông cảnh báo rằng "tình hình không phải hoàn toàn tích cực," nhất là về vấn đề việc làm./.
Con số này cao hơn mức tăng 0,5% đã diều chỉnh của tháng 7/2013.
Nhu cầu của Eurozone đang rơi vào tình trạng ì ạch do tỷ lệ thất nghiệp cao và sự bất ổn về triển vọng tăng trưởng của khu vực này sau khi thoát khỏi suy thoái trong quý 2/2013. Chi tiêu tiêu dùng yếu kém là mối lo ngại đối với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
[Dấu hiệu phục hồi mới của nền kinh tế Eurozone]
Trong cuộc họp thường kỳ hôm 2/10 ECB đã quyết định duy trì lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục 0,5% và đang theo dõi sát sao những rủi ro đối với sự hồi phục của Eurozone.
Mức tăng doanh số bán lẻ trên, được hỗ trợ từ việc doanh số bán nhiên liệu ôtô ở Eurozone trong tháng 8/2013 tăng 0,9% và các sản phẩm phi thực phẩm tăng 0,6%, trong khi doanh số bán thực phẩm, đồ uống, thuốc lá giảm 0,4%. Theo các nhà kinh tế, niềm tin tiêu dùng được cải thiện và tỷ lệ lạm phát thấp đã hỗ trợ sự hồi phục của Eurozone trong những tháng tới nhưng chi tiêu hộ gia dình có thể vẫn ở mức vừa phải ở một số thời điểm.
Trong khi đó, Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Eurozone trong tháng 9/2013 đã tăng lên 52,2 điểm, mức cao nhất trong 27 tháng qua, mang lại một hy vọng mới về sự hồi phục kinh tế của khu vực này. Mặc dù, mức tăng chỉ số này chủ yếu vẫn dựa vào nền kinh tế Đức lớn nhất châu Âu, song hoạt động kinh tế ở Pháp, Ireland và Italy đã khởi sắc cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng mạnh đã quay trở lại, thậm chí Tây Ban Nha còn đạt được sự ổn định.
Nhà kinh tế cao cấp Christian Schulz của Berenberg lưu ý rằng "Italy dường như cuối cùng đã khôi phục tiềm năng của nước này và nói thêm rằng sau khi Thủ tướng Enrico Letta giành chiến thắng trước ông Silvio Berlusconi thì "hiện có khả năng lòng tin gia tăng ở Italy." Tuy vậy, ông cảnh báo rằng "tình hình không phải hoàn toàn tích cực," nhất là về vấn đề việc làm./.
Anh Quân (TTXVN)