Theo hãng tin ANSA, Cơ quan Thống kê Quốc gia Italy (ISTAT) ngày 15/5 cho biết nền kinh tế nước này tiếp tục rơi sâu vào tình trạng suy thoái trong quý 1/2012 với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sụt giảm 0,8% so với quý 4/2011 và giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2011.
[Nền kinh tế Italy đã chính thức rơi vào suy thoái]
Đây là quý thứ 3 liên tiếp nền kinh tế Italy bị tăng trưởng âm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công đã dẫn đến sự sụp đổ của nhiều chính phủ ở Châu Âu và khiến hàng nghìn doanh nghiệp bị phá sản.
Trước đó, GDP của Italy đã bị sụt giảm 0,2% trong quý 3/2011 và sụt giảm 0,7% trong quý 4/2011. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Italy sẽ bị sụt giảm 2,2% trong năm nay.
Tin xấu về GDP nói trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's ngày 14/5 hạ bậc tín nhiệm của 26 ngân hàng Italy (hạ từ một bậc đến bốn bậc), giữa lúc những ngân hàng này đang phải vật lộn với nhiều khó khăn do tác động của các biện pháp thắt lưng buộc bụng của Chính phủ Mario Monti. Nền kinh tế Italy hiện đang rơi vào đợt suy thoái lần thứ tư kể từ năm 2001 với tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức gần 10%. Những người chỉ trích các biện pháp thắt lưng buộc bụng được tiến hành ở Italy, Hy Lạp và Tây Ban Nha cho rằng những cắt giảm chi tiêu của chính phủ các nước này đã khiến tình hình kinh tế vốn đã xấu lại càng trầm trọng thêm.
Italy đang có mức nợ công gần 1.950 tỷ euro (khoảng 120% GDP), cao thứ tư thế giới. Chi phí vay mượn ngày càng gia tăng, hoặc các khoản phải dành để chi trả những khoản vay hồi cuối năm ngoái đã khiến các nhà đầu tư từng dự đoán rằng Italy có thể vỡ nợ, không thanh toán được lãi suất các khoản vay và chính điều này cũng là một nguyên nhân khiến chính phủ của ông Silvio Berlusconi phải từ chức.
Thủ tướng Italy Mario Monti và nội các của ông với thành phần là các nhà kỹ trị lên nhậm chức hồi tháng 11/2011 đã thực hiện nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng như tăng thuế, cắt giảm chi tiêu, trấn áp tình trạng trốn thuế, cải cách thị trường lao động và chính sách hưu trí theo hướng tạo nên một thị trường lao động linh hoạt và công bằng hơn. Mục tiêu của Chính phủ Monti là tìm cách cân bằng thâm hụt ngân sách vào năm 2013 và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, ở Italy hiện đã bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy những bất ổn xã hội do tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao. Tình trạng tự tử do những khó khăn kinh tế diễn ra hàng ngày. Các chính sách tăng thuế, cải cách thị trường lao động, chế độ hưu trí của chính phủ cũng gây nên nhiều cuộc đình công, biểu tình phản đối và thậm chí cả những hành động quá khích khác./.
[Nền kinh tế Italy đã chính thức rơi vào suy thoái]
Đây là quý thứ 3 liên tiếp nền kinh tế Italy bị tăng trưởng âm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công đã dẫn đến sự sụp đổ của nhiều chính phủ ở Châu Âu và khiến hàng nghìn doanh nghiệp bị phá sản.
Trước đó, GDP của Italy đã bị sụt giảm 0,2% trong quý 3/2011 và sụt giảm 0,7% trong quý 4/2011. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Italy sẽ bị sụt giảm 2,2% trong năm nay.
Tin xấu về GDP nói trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's ngày 14/5 hạ bậc tín nhiệm của 26 ngân hàng Italy (hạ từ một bậc đến bốn bậc), giữa lúc những ngân hàng này đang phải vật lộn với nhiều khó khăn do tác động của các biện pháp thắt lưng buộc bụng của Chính phủ Mario Monti. Nền kinh tế Italy hiện đang rơi vào đợt suy thoái lần thứ tư kể từ năm 2001 với tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức gần 10%. Những người chỉ trích các biện pháp thắt lưng buộc bụng được tiến hành ở Italy, Hy Lạp và Tây Ban Nha cho rằng những cắt giảm chi tiêu của chính phủ các nước này đã khiến tình hình kinh tế vốn đã xấu lại càng trầm trọng thêm.
Italy đang có mức nợ công gần 1.950 tỷ euro (khoảng 120% GDP), cao thứ tư thế giới. Chi phí vay mượn ngày càng gia tăng, hoặc các khoản phải dành để chi trả những khoản vay hồi cuối năm ngoái đã khiến các nhà đầu tư từng dự đoán rằng Italy có thể vỡ nợ, không thanh toán được lãi suất các khoản vay và chính điều này cũng là một nguyên nhân khiến chính phủ của ông Silvio Berlusconi phải từ chức.
Thủ tướng Italy Mario Monti và nội các của ông với thành phần là các nhà kỹ trị lên nhậm chức hồi tháng 11/2011 đã thực hiện nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng như tăng thuế, cắt giảm chi tiêu, trấn áp tình trạng trốn thuế, cải cách thị trường lao động và chính sách hưu trí theo hướng tạo nên một thị trường lao động linh hoạt và công bằng hơn. Mục tiêu của Chính phủ Monti là tìm cách cân bằng thâm hụt ngân sách vào năm 2013 và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, ở Italy hiện đã bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy những bất ổn xã hội do tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao. Tình trạng tự tử do những khó khăn kinh tế diễn ra hàng ngày. Các chính sách tăng thuế, cải cách thị trường lao động, chế độ hưu trí của chính phủ cũng gây nên nhiều cuộc đình công, biểu tình phản đối và thậm chí cả những hành động quá khích khác./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)