Theo các nhà kinh tế tham gia một khảo sát của Reuters, kinh tế Mỹ sẽ lấy lại động lực trong nửa cuối năm nay, sau khi tăng trưởng chậm đi trong quý II, do tác động của chính sách tài chính thắt chặt.
Các nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chịu sức ép từ việc cắt giảm chi tiêu ngân sách được bắt đầu từ tháng Ba vừa qua và việc dừng các biện pháp miễn giảm thuế khiến nhiều người Mỹ phải đóng thuế cao hơn. Các động thái nhằm giảm thâm hụt ngân sách như vậy có thể hãm đà tăng trưởng kinh tế trong quý II này.
Kinh tế Mỹ được nhận định sẽ tăng trưởng 1,7% trong quý II, cao hơn so với con số dự báo 1,5% được đưa ra trong cuộc khảo sát trước, song chậm hơn so với mức tăng 2,4% đạt được trong quý đầu năm nay.
Tuy nhiên, kinh tế Mỹ được cho là sẽ tăng trưởng trở lại với mức tăng dự báo 2,2% trong quý III/2013 và đạt 3% trong quý III/2014. Sự cải thiện của thị trường việc làm và nhà đất cùng với sự ổn định của chi tiêu tiêu dùng sẽ giúp kinh tế Mỹ duy trì đà phục hồi trong năm nay và bứt lên hơn nữa trong năm tới.
Đối với thị trường việc làm, tỷ lệ thất nghiệp được nhận định sẽ ở mức trung bình 7,5% cả năm, còn số việc làm mới trung bình được tạo ra mỗi tháng sẽ là 163.000 trong quý II năm nay và tăng lên 200.000 trong quý II năm tới. Với đà tạo việc làm 175.000 như trong tháng Năm vừa qua thì dự kiến sẽ mất khoảng một năm để đưa số việc làm tại Mỹ về mức trước suy thoái.
Trong khi đó, theo khảo sát quý II của Business Roundtable, giám đốc điều hành (CEO) các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ dự kiến sẽ thuê thêm nhân công trong 6 tháng tới và doanh thu sẽ tăng nhẹ, khi tình hình kinh tế có phần khả quan hơn.
Chỉ số triển vọng kinh tế CEO của Business Roundtable tăng từ 65,5 điểm trong quý IV/2012 lên 81 điểm trong quý I/2013 và lên 84,3 điểm trong quý II vừa qua, cao trên ngưỡng 50 là mốc phản ánh chiếu hướng tăng trưởng kinh tế. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lạc quan hơn về nền kinh tế, khi người tiêu dùng đã bỏ nhiều tiền hơn cho việc mua ôtô và các loại hàng hóa khác.
Tuy nhiên, Business Roundtable cũng cho rằng vấn đề nợ công chưa được giải quyết và sự bất đồng giữa các nghị sỹ trong Quốc hội về giải pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ là những yếu tố chính cản trở đà phục hồi kinh tế Mỹ và việc thuê mướn nhân công. Nhìn chung, các lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng kinh tế nước này vẫn trong quá trình hồi phục chậm.
Một thông tin cũng làm tăng thêm sự lạc quan về kinh tế Mỹ là sự phục hồi kinh tế đang giúp hầu hết các bang ở nước này tăng nguồn thu thuế và có thể chi nhiều hơn, từ đó tạo động lực cho nền kinh tế. Vào cuối năm ngoái, thu thuế của các bang đã vượt các mức đỉnh đạt được trước cuộc suy thoái năm 2007-2009, ngay cả khi đã được điều chỉnh theo lạm phát.
Trong quý I năm nay, thu thuế của các bang tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng lớn nhất trong gần hai năm. Đây là điều đáng mừng cho nền kinh tế bởi nguồn thu tăng báo hiệu chi tiêu của chính phủ sắp tới cũng sẽ tăng./.
Các nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chịu sức ép từ việc cắt giảm chi tiêu ngân sách được bắt đầu từ tháng Ba vừa qua và việc dừng các biện pháp miễn giảm thuế khiến nhiều người Mỹ phải đóng thuế cao hơn. Các động thái nhằm giảm thâm hụt ngân sách như vậy có thể hãm đà tăng trưởng kinh tế trong quý II này.
Kinh tế Mỹ được nhận định sẽ tăng trưởng 1,7% trong quý II, cao hơn so với con số dự báo 1,5% được đưa ra trong cuộc khảo sát trước, song chậm hơn so với mức tăng 2,4% đạt được trong quý đầu năm nay.
Tuy nhiên, kinh tế Mỹ được cho là sẽ tăng trưởng trở lại với mức tăng dự báo 2,2% trong quý III/2013 và đạt 3% trong quý III/2014. Sự cải thiện của thị trường việc làm và nhà đất cùng với sự ổn định của chi tiêu tiêu dùng sẽ giúp kinh tế Mỹ duy trì đà phục hồi trong năm nay và bứt lên hơn nữa trong năm tới.
Đối với thị trường việc làm, tỷ lệ thất nghiệp được nhận định sẽ ở mức trung bình 7,5% cả năm, còn số việc làm mới trung bình được tạo ra mỗi tháng sẽ là 163.000 trong quý II năm nay và tăng lên 200.000 trong quý II năm tới. Với đà tạo việc làm 175.000 như trong tháng Năm vừa qua thì dự kiến sẽ mất khoảng một năm để đưa số việc làm tại Mỹ về mức trước suy thoái.
Trong khi đó, theo khảo sát quý II của Business Roundtable, giám đốc điều hành (CEO) các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ dự kiến sẽ thuê thêm nhân công trong 6 tháng tới và doanh thu sẽ tăng nhẹ, khi tình hình kinh tế có phần khả quan hơn.
Chỉ số triển vọng kinh tế CEO của Business Roundtable tăng từ 65,5 điểm trong quý IV/2012 lên 81 điểm trong quý I/2013 và lên 84,3 điểm trong quý II vừa qua, cao trên ngưỡng 50 là mốc phản ánh chiếu hướng tăng trưởng kinh tế. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lạc quan hơn về nền kinh tế, khi người tiêu dùng đã bỏ nhiều tiền hơn cho việc mua ôtô và các loại hàng hóa khác.
Tuy nhiên, Business Roundtable cũng cho rằng vấn đề nợ công chưa được giải quyết và sự bất đồng giữa các nghị sỹ trong Quốc hội về giải pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ là những yếu tố chính cản trở đà phục hồi kinh tế Mỹ và việc thuê mướn nhân công. Nhìn chung, các lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng kinh tế nước này vẫn trong quá trình hồi phục chậm.
Một thông tin cũng làm tăng thêm sự lạc quan về kinh tế Mỹ là sự phục hồi kinh tế đang giúp hầu hết các bang ở nước này tăng nguồn thu thuế và có thể chi nhiều hơn, từ đó tạo động lực cho nền kinh tế. Vào cuối năm ngoái, thu thuế của các bang đã vượt các mức đỉnh đạt được trước cuộc suy thoái năm 2007-2009, ngay cả khi đã được điều chỉnh theo lạm phát.
Trong quý I năm nay, thu thuế của các bang tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng lớn nhất trong gần hai năm. Đây là điều đáng mừng cho nền kinh tế bởi nguồn thu tăng báo hiệu chi tiêu của chính phủ sắp tới cũng sẽ tăng./.
Lê Minh (TTXVN)