Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nga, ông Aleksey Kudrin cho rằng kinh tế Nga chỉ có thể phục hồi hoàn toàn không phải vào năm 2012 như dự tính trước đây, mà phải lùi thêm 1-2 năm, vào thời kỳ 2013-2014.
Phó Thủ tướng Kudrin đã đưa ra dự đoán trên tại Hội nghị khoa học quốc tế bàn về vấn đề phát triển kinh tế-xã hội lần thứ 11, tổ chức ở thủ đô Mátxcơva ngày 6/4.
Phó Thủ tướng Kudrin tuyên bố nền kinh tế thế giới vẫn đứng trước nguy cơ khủng hoảng mới, những dấu hiệu tăng trưởng đầu tiên tỏ ra chưa ổn định và trong vòng 10 năm tới, nước Nga còn phải "thắt lưng buộc bụng," không tăng, thậm chí phải giảm phần chi ngân sách quốc gia trong khi vẫn bảo đảm các khoản phúc lợi xã hội.
Ông tuyên bố do phải bảo đảm đời sống cho người dân, cụ thể như vẫn phải duy trì tiền lương ở mức gần 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Chính phủ Nga buộc phải giảm bớt một số yếu tố khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
Phó Thủ tướng Kudrin cho biết trước cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, phần chi ngân sách Liên bang Nga đã tăng trung bình bốn lần.
Bộ Tài chính Nga dự tính phần chi ngân sách liên bang đến năm 2015 sẽ giảm 20% và đến năm 2020 mới bắt đầu tăng trở lại.
Trong 10 năm qua (2000-2010), GDP của Nga đã tăng 68%, sản lượng công nghiệp tăng 47%, thu nhập thực tế của người dân tăng 2,6 lần, tiền lương tăng 3,3 lần, trợ cấp hưu trí tăng 3,1 lần và số người Nga có thu nhập dưới mức nghèo khổ đã giảm một nửa (từ mức hơn 29 triệu xuống còn khoảng 15 triệu người).
Tuy nhiên, bức tranh nước Nga sau khủng hoảng đã không còn sáng sủa như 10 năm qua.
Phó Thủ tướng Kudrin nhận xét giá nhiên-nguyên liệu sẽ không tăng mạnh và vốn đầu tư nước ngoài sẽ không ồ ạt đổ vào nước Nga như thời kỳ trước khủng hoảng.
Do đó, trong thời gian tới, Liên bang Nga sẽ chủ yếu dựa vào nhu cầu trong nước là chính nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế./
Phó Thủ tướng Kudrin đã đưa ra dự đoán trên tại Hội nghị khoa học quốc tế bàn về vấn đề phát triển kinh tế-xã hội lần thứ 11, tổ chức ở thủ đô Mátxcơva ngày 6/4.
Phó Thủ tướng Kudrin tuyên bố nền kinh tế thế giới vẫn đứng trước nguy cơ khủng hoảng mới, những dấu hiệu tăng trưởng đầu tiên tỏ ra chưa ổn định và trong vòng 10 năm tới, nước Nga còn phải "thắt lưng buộc bụng," không tăng, thậm chí phải giảm phần chi ngân sách quốc gia trong khi vẫn bảo đảm các khoản phúc lợi xã hội.
Ông tuyên bố do phải bảo đảm đời sống cho người dân, cụ thể như vẫn phải duy trì tiền lương ở mức gần 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Chính phủ Nga buộc phải giảm bớt một số yếu tố khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
Phó Thủ tướng Kudrin cho biết trước cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, phần chi ngân sách Liên bang Nga đã tăng trung bình bốn lần.
Bộ Tài chính Nga dự tính phần chi ngân sách liên bang đến năm 2015 sẽ giảm 20% và đến năm 2020 mới bắt đầu tăng trở lại.
Trong 10 năm qua (2000-2010), GDP của Nga đã tăng 68%, sản lượng công nghiệp tăng 47%, thu nhập thực tế của người dân tăng 2,6 lần, tiền lương tăng 3,3 lần, trợ cấp hưu trí tăng 3,1 lần và số người Nga có thu nhập dưới mức nghèo khổ đã giảm một nửa (từ mức hơn 29 triệu xuống còn khoảng 15 triệu người).
Tuy nhiên, bức tranh nước Nga sau khủng hoảng đã không còn sáng sủa như 10 năm qua.
Phó Thủ tướng Kudrin nhận xét giá nhiên-nguyên liệu sẽ không tăng mạnh và vốn đầu tư nước ngoài sẽ không ồ ạt đổ vào nước Nga như thời kỳ trước khủng hoảng.
Do đó, trong thời gian tới, Liên bang Nga sẽ chủ yếu dựa vào nhu cầu trong nước là chính nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế./
(TTXVN/Vietnam+)