Hãng tin Bloomberg vừa công bố kết quả cuộc thăm dò giới đầu tư toàn cầu, trong đó cho biết đa số người được hỏi nói rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ chậm lại vào năm 2016.
Theo kết quả khảo sát, 59% trong tổng số 1.031 nhà đầu tư được hỏi ý kiến nhận định mức tăng trưởng kinh tế trên 9% hiện nay của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn chưa đầy 5% vào năm 2016; 12% cho rằng sự giảm sút tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ xảy ra sớm hơn, chỉ trong vòng một năm, và 47% quả quyết điều này sẽ diễn ra trong vòng 2-5 năm tới.
Ông Serome Selle, Giám đốc đầu tư công ty MW Gestion có trụ sở ở Paris (Pháp), nhận xét bong bóng bất động sản tiềm tàng và lạm phát leo thang ở Trung Quốc, sự suy yếu của kinh tế Mỹ và châu Âu là những dấu hiệu cảnh báo cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn đánh giá tích cực triển vọng kinh tế Trung Quốc trong ngắn hạn, khi có tới 23% cho rằng thị trường đem lại doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong vòng 12 tháng tới là Trung Quốc, một tỷ lệ cao thứ hai chỉ sau Mỹ với 30%.
Chỉ số Composite Index của thị trường chứng khoán Thượng Hải đã giảm 16% trong năm nay, so với các mức giảm tương ứng cùng kỳ 8,5% của chỉ số Standard & Poor 500 và 12,2% của chỉ số thế giới MSCI.
Kể từ khi Trung Quốc bắt đẩu chuyển sang các chính sách thị trường tự do năm 1979, kinh tế nước này đã phát triển với tốc độ trung bình 10%/năm.
Chuyển đổi kinh tế đã giúp trên 600 triệu người thoát khỏi đói nghèo và đưa Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Một điểm đáng chú ý là không phải tất cả các nhà kinh tế đều cho rằng mức tăng trưởng 5% là không tốt cho Trung Quốc.
Giáo sư Michael Pettis, thuộc Đại học Bắc Kinh, nói một sự chuyển dịch thành công động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế, từ xuất khẩu sang tiêu dùng trong nước, sẽ giúp Trung Quốc cải thiện được tình trạng thất nghiệp cao và vay mượn đầu tư quá mức.
Ông Pettis khẳng định: "Trung Quốc có thể chịu đựng được mức tăng trưởng thấp hơn nhiều, nếu thay đổi mô hình"./.
Theo kết quả khảo sát, 59% trong tổng số 1.031 nhà đầu tư được hỏi ý kiến nhận định mức tăng trưởng kinh tế trên 9% hiện nay của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn chưa đầy 5% vào năm 2016; 12% cho rằng sự giảm sút tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ xảy ra sớm hơn, chỉ trong vòng một năm, và 47% quả quyết điều này sẽ diễn ra trong vòng 2-5 năm tới.
Ông Serome Selle, Giám đốc đầu tư công ty MW Gestion có trụ sở ở Paris (Pháp), nhận xét bong bóng bất động sản tiềm tàng và lạm phát leo thang ở Trung Quốc, sự suy yếu của kinh tế Mỹ và châu Âu là những dấu hiệu cảnh báo cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn đánh giá tích cực triển vọng kinh tế Trung Quốc trong ngắn hạn, khi có tới 23% cho rằng thị trường đem lại doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong vòng 12 tháng tới là Trung Quốc, một tỷ lệ cao thứ hai chỉ sau Mỹ với 30%.
Chỉ số Composite Index của thị trường chứng khoán Thượng Hải đã giảm 16% trong năm nay, so với các mức giảm tương ứng cùng kỳ 8,5% của chỉ số Standard & Poor 500 và 12,2% của chỉ số thế giới MSCI.
Kể từ khi Trung Quốc bắt đẩu chuyển sang các chính sách thị trường tự do năm 1979, kinh tế nước này đã phát triển với tốc độ trung bình 10%/năm.
Chuyển đổi kinh tế đã giúp trên 600 triệu người thoát khỏi đói nghèo và đưa Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Một điểm đáng chú ý là không phải tất cả các nhà kinh tế đều cho rằng mức tăng trưởng 5% là không tốt cho Trung Quốc.
Giáo sư Michael Pettis, thuộc Đại học Bắc Kinh, nói một sự chuyển dịch thành công động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế, từ xuất khẩu sang tiêu dùng trong nước, sẽ giúp Trung Quốc cải thiện được tình trạng thất nghiệp cao và vay mượn đầu tư quá mức.
Ông Pettis khẳng định: "Trung Quốc có thể chịu đựng được mức tăng trưởng thấp hơn nhiều, nếu thay đổi mô hình"./.
Việt Tú (TTXVN/Vietnam+)