Việc chính phủ Mỹ quyết định tung ra gói nới lỏng định lượng lần thứ 3 (QE3) nhằm giải cứu nền kinh tế đã khiến không ít người đặt ra câu hỏi liệu Việt Nam nên có những động thái tương tự.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Việt Nam mà tung gói cứu trợ ra lúc này chẳng khác gì kê thực phẩm chức năng để chữa bệnh nan y.
- Một số chuyên gia kỳ vọng gói QE3 sẽ tác động tích cực hơn đến xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ, ông đánh giá như thế nào?
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Về lý thuyết những nhận định trên không sai. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn vào thực tiễn, cơ cấu kinh tế Việt Nam và Mỹ không cạnh tranh về mặt hàng.
Trong suốt thời gian qua xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ vẫn ổn định, kể cả trong những giai đoạn kinh tế nước này gặp khó khăn, bởi hàng hóa xuất khẩu là những mặt hàng thiết yếu như dệt may, giày dép, đồ gỗ, nông sản và thủy sản.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2012 đạt 13,9 tỷ USD tăng 20% so với cùng kỳ năm 2011.
Vì vậy, theo tôi Mỹ kích cầu sẽ không tác động nhiều lắm đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
- QE3 vừa được Chính phủ Mỹ chấp thuận, ngay sau đó giá dầu và vàng lập tức tăng mạnh, điều này sẽ tác động như thế nào tới nền kinh tế Việt Nam?
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Việt Nam vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu dầu nên giá dầu Việt Nam mặc dù bị ảnh hưởng song cũng có lợi. Hơn thế nữa theo tôi, gói QE3 không đủ sức “thổi bùng” nền kinh tế Mỹ lên, do đó giá vàng và dầu tăng giá chỉ mang tính chất giai đoạn và không lên quá mức như người ta đồn thổi.
Hơn nữa, Việt Nam đang quá nhấn mạnh vào sự biến động giá dầu từ bên ngoài. Người dân cũng nên giải tỏa tâm lý về sự lên, xuống giá dầu, bởi ảnh hưởng đến dân chúng là không quá nhiều, nhưng rõ ràng là nó có tác động đến khu vực sản xuất tiêu thụ nhiên liệu lớn.
Với cơ chế điều tiết giá xăng dầu như hiện nay chỉ có doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là đứng ngoài cuộc, còn doanh nghiệp tiêu thụ xăng dầu thì luôn bị thụ động trước những biến động giá bất thường, chỉ còn cách duy nhất là giảm lượng tiêu thụ xăng dầu, nhưng kèm theo đó sản xuất cũng giảm theo.
Tại các nước có giá xăng dầu điều tiết theo thị trường, các doanh nghiệp có mức tiêu thụ nhiên liệu lớn sẽ xây dựng kế hoạch phòng ngừa rủi ro thông qua các công cụ kỹ thuật. Nhưng ở Việt Nam thì không thể vận dụng cái đó được, vì chưa có hộ tiêu thụ lớn nào được phép hợp đồng mua dầu trực tiếp để có thế đàm phán những điều khoản tốt nhất, với mức giá ổn định tới vài tháng cho kế hoạch kinh doanh của họ
- Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đang ở mức cao và Chính phủ đã chọn giải pháp “bơm tiền” để giải quyết cho vấn đề nội tại đầy nhức nhối này. Theo ông, liệu Việt Nam có cần một động thái tương tự để kích thích nền kinh tế trong nước?
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Theo chương trình nới lỏng định lượng lần này, trong nửa cuối tháng Chín, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tung ra khoảng 23 tỷ USD mua lại những chứng khoán thế chấp, sau đó tiếp tục mua vào 40 tỷ USD/tháng tại các tháng tiếp theo với quy mô không giới hạn, cho đến khi thị trường việc làm được cải thiện.
Điều này cho thấy, gói cứu trợ nhấn mạnh vào việc khôi phục thị trường bất động sản, qua đó sẽ đẩy mạnh lại lực cầu trong xã hội, tạo động lực cho sản xuất phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng lao động gia tăng.
Mặc dù sẽ có rất nhiều ý kiến phản biện quan ngại về khả năng kiểm soát dòng tiền, tuy nhiên cần phải nhìn rộng ra, bản thân thị trường bất động sản Mỹ vẫn có xu hướng phân phối đều đến với các đối tượng trong xã hội. Vì vậy, chính sách có mang mục tiêu chính trị nhiều hơn song nó vẫn có tác động khôi phục đời sống của đại bộ phận dân chúng.
Đồng thời, bản thân Mỹ đã có một nền công nghiệp vững mạnh nên khi có nguồn lực thúc đẩy thì nó cũng nhanh chóng “bừng dậy” hơn so với các nền kinh tế khác.
Còn ở Việt Nam lại là vấn đề khác, bất động sản cho dù đã giảm song vẫn ở mức ngất ngưởng và quá đắt. Thêm vào đó, dòng tài sản này lại chỉ tập trung vào trong tay một số nhóm người rất nhỏ. Nếu cứu bất động sản, đại bộ phận người dân chỉ được hưởng rất nhỏ và việc làm này chỉ làm gia tăng sự bất bình đẳng vốn và tạo ra những bất công thêm cho xã hội.
Việt Nam không cần gói cứu trợ nào cả và nếu cứ kêu gọi cứu trợ thì chẳng khác gì kê thực phẩm chức năng để chữa bệnh nan y.
Vấn đề của Việt Nam là nền tảng, do đó nhiệm vụ đặt ra lúc này là thực hiện phân bổ lại nguồn lực trong nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh do khu vực doanh nghiệp, hộ gia đình trực tiếp thực hiện, các chi phí điều chỉnh, nếu có đều cũng phải do các doanh nghiệp tự trang trải. Tái cơ cấu phải gắn liền với cải thiện an sinh xã hội mà không phát sinh thêm chi phí./.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Việt Nam mà tung gói cứu trợ ra lúc này chẳng khác gì kê thực phẩm chức năng để chữa bệnh nan y.
- Một số chuyên gia kỳ vọng gói QE3 sẽ tác động tích cực hơn đến xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ, ông đánh giá như thế nào?
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Về lý thuyết những nhận định trên không sai. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn vào thực tiễn, cơ cấu kinh tế Việt Nam và Mỹ không cạnh tranh về mặt hàng.
Trong suốt thời gian qua xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ vẫn ổn định, kể cả trong những giai đoạn kinh tế nước này gặp khó khăn, bởi hàng hóa xuất khẩu là những mặt hàng thiết yếu như dệt may, giày dép, đồ gỗ, nông sản và thủy sản.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2012 đạt 13,9 tỷ USD tăng 20% so với cùng kỳ năm 2011.
Vì vậy, theo tôi Mỹ kích cầu sẽ không tác động nhiều lắm đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
- QE3 vừa được Chính phủ Mỹ chấp thuận, ngay sau đó giá dầu và vàng lập tức tăng mạnh, điều này sẽ tác động như thế nào tới nền kinh tế Việt Nam?
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Việt Nam vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu dầu nên giá dầu Việt Nam mặc dù bị ảnh hưởng song cũng có lợi. Hơn thế nữa theo tôi, gói QE3 không đủ sức “thổi bùng” nền kinh tế Mỹ lên, do đó giá vàng và dầu tăng giá chỉ mang tính chất giai đoạn và không lên quá mức như người ta đồn thổi.
Hơn nữa, Việt Nam đang quá nhấn mạnh vào sự biến động giá dầu từ bên ngoài. Người dân cũng nên giải tỏa tâm lý về sự lên, xuống giá dầu, bởi ảnh hưởng đến dân chúng là không quá nhiều, nhưng rõ ràng là nó có tác động đến khu vực sản xuất tiêu thụ nhiên liệu lớn.
Với cơ chế điều tiết giá xăng dầu như hiện nay chỉ có doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là đứng ngoài cuộc, còn doanh nghiệp tiêu thụ xăng dầu thì luôn bị thụ động trước những biến động giá bất thường, chỉ còn cách duy nhất là giảm lượng tiêu thụ xăng dầu, nhưng kèm theo đó sản xuất cũng giảm theo.
Tại các nước có giá xăng dầu điều tiết theo thị trường, các doanh nghiệp có mức tiêu thụ nhiên liệu lớn sẽ xây dựng kế hoạch phòng ngừa rủi ro thông qua các công cụ kỹ thuật. Nhưng ở Việt Nam thì không thể vận dụng cái đó được, vì chưa có hộ tiêu thụ lớn nào được phép hợp đồng mua dầu trực tiếp để có thế đàm phán những điều khoản tốt nhất, với mức giá ổn định tới vài tháng cho kế hoạch kinh doanh của họ
- Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đang ở mức cao và Chính phủ đã chọn giải pháp “bơm tiền” để giải quyết cho vấn đề nội tại đầy nhức nhối này. Theo ông, liệu Việt Nam có cần một động thái tương tự để kích thích nền kinh tế trong nước?
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Theo chương trình nới lỏng định lượng lần này, trong nửa cuối tháng Chín, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tung ra khoảng 23 tỷ USD mua lại những chứng khoán thế chấp, sau đó tiếp tục mua vào 40 tỷ USD/tháng tại các tháng tiếp theo với quy mô không giới hạn, cho đến khi thị trường việc làm được cải thiện.
Điều này cho thấy, gói cứu trợ nhấn mạnh vào việc khôi phục thị trường bất động sản, qua đó sẽ đẩy mạnh lại lực cầu trong xã hội, tạo động lực cho sản xuất phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng lao động gia tăng.
Mặc dù sẽ có rất nhiều ý kiến phản biện quan ngại về khả năng kiểm soát dòng tiền, tuy nhiên cần phải nhìn rộng ra, bản thân thị trường bất động sản Mỹ vẫn có xu hướng phân phối đều đến với các đối tượng trong xã hội. Vì vậy, chính sách có mang mục tiêu chính trị nhiều hơn song nó vẫn có tác động khôi phục đời sống của đại bộ phận dân chúng.
Đồng thời, bản thân Mỹ đã có một nền công nghiệp vững mạnh nên khi có nguồn lực thúc đẩy thì nó cũng nhanh chóng “bừng dậy” hơn so với các nền kinh tế khác.
Còn ở Việt Nam lại là vấn đề khác, bất động sản cho dù đã giảm song vẫn ở mức ngất ngưởng và quá đắt. Thêm vào đó, dòng tài sản này lại chỉ tập trung vào trong tay một số nhóm người rất nhỏ. Nếu cứu bất động sản, đại bộ phận người dân chỉ được hưởng rất nhỏ và việc làm này chỉ làm gia tăng sự bất bình đẳng vốn và tạo ra những bất công thêm cho xã hội.
Việt Nam không cần gói cứu trợ nào cả và nếu cứ kêu gọi cứu trợ thì chẳng khác gì kê thực phẩm chức năng để chữa bệnh nan y.
Vấn đề của Việt Nam là nền tảng, do đó nhiệm vụ đặt ra lúc này là thực hiện phân bổ lại nguồn lực trong nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh do khu vực doanh nghiệp, hộ gia đình trực tiếp thực hiện, các chi phí điều chỉnh, nếu có đều cũng phải do các doanh nghiệp tự trang trải. Tái cơ cấu phải gắn liền với cải thiện an sinh xã hội mà không phát sinh thêm chi phí./.
Linh Chi (Vietnam+)