Vào lúc 9 giờ sáng 27/6 (giờ Hà Nội), khoảng 2.300 điểm bỏ phiếu ở Kyrgyzstan đã được mở cửa để người dân nước này tham gia cuộc trưng cầu dân ý về bản hiến pháp mới.
Dự kiến, khoảng 2,4 triệu người sẽ tham gia bỏ phiếu.
Nội dung chính của bản hiến pháp mới là đưa đất nước Kyrgyzstan từ chính quyền tổng thống sang nền dân chủ nghị viện. Các cử tri sẽ phải trả lời hai câu hỏi: "Có ủng hộ hiến pháp mới với việc giảm bớt quyền lực của tổng thống và tăng cường quyền lực của quốc hội hay không"? và "Có đồng ý để nhà lãnh đạo Roza Otunbayeva làm quyền tổng thống trong vòng 18 tháng hay không"?
Hiến pháp mới sẽ tạo cơ sở để hợp lý hóa chính quyền lâm thời của Kyrgyzstan được thành lập sau khi Tổng thống Kurmanbek Bakiyev bị lật đổ hồi tháng Tư vừa qua.
Dự kiến, các điểm bỏ phiếu sẽ đóng cửa lúc 21 giờ cùng ngày và kết quả đầu tiên sẽ được công bố vào ngày 28/6. Theo luật mới, bản hiến pháp mới sẽ có hiệu lực nếu nhận được sự ủng hộ của 50% số phiếu.
Tổng số 189 quan sát viên quốc tế đại diện cho hơn 30 nước và 17 tổ chức quốc tế như Hiệp ước An ninh tập thể (ODKB), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO),... đã tham gia giám sát cuộc trưng cầu dân ý. Ngoài ra, gần 100 nhà báo từ nhiều nước cũng tới đưa tin về sự kiện này.
Cuộc trưng cầu dân ý về bản hiến pháp mới ở Kyrgyzstan được tổ chức trong bối cảnh tình hình quốc gia Trung Á này vẫn căng thẳng do các cuộc xung đột sắc tộc tại miền Nam làm hàng nghìn người thương vong và gần 100.000 người phải chạy sang nước láng giềng Uzbekistan lánh nạn./.
Dự kiến, khoảng 2,4 triệu người sẽ tham gia bỏ phiếu.
Nội dung chính của bản hiến pháp mới là đưa đất nước Kyrgyzstan từ chính quyền tổng thống sang nền dân chủ nghị viện. Các cử tri sẽ phải trả lời hai câu hỏi: "Có ủng hộ hiến pháp mới với việc giảm bớt quyền lực của tổng thống và tăng cường quyền lực của quốc hội hay không"? và "Có đồng ý để nhà lãnh đạo Roza Otunbayeva làm quyền tổng thống trong vòng 18 tháng hay không"?
Hiến pháp mới sẽ tạo cơ sở để hợp lý hóa chính quyền lâm thời của Kyrgyzstan được thành lập sau khi Tổng thống Kurmanbek Bakiyev bị lật đổ hồi tháng Tư vừa qua.
Dự kiến, các điểm bỏ phiếu sẽ đóng cửa lúc 21 giờ cùng ngày và kết quả đầu tiên sẽ được công bố vào ngày 28/6. Theo luật mới, bản hiến pháp mới sẽ có hiệu lực nếu nhận được sự ủng hộ của 50% số phiếu.
Tổng số 189 quan sát viên quốc tế đại diện cho hơn 30 nước và 17 tổ chức quốc tế như Hiệp ước An ninh tập thể (ODKB), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO),... đã tham gia giám sát cuộc trưng cầu dân ý. Ngoài ra, gần 100 nhà báo từ nhiều nước cũng tới đưa tin về sự kiện này.
Cuộc trưng cầu dân ý về bản hiến pháp mới ở Kyrgyzstan được tổ chức trong bối cảnh tình hình quốc gia Trung Á này vẫn căng thẳng do các cuộc xung đột sắc tộc tại miền Nam làm hàng nghìn người thương vong và gần 100.000 người phải chạy sang nước láng giềng Uzbekistan lánh nạn./.
(TTXVN/Vietnam+)