Trong các ngày từ 20-23/12, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử 2 bị cáo Phạm Quốc Thắng (sinh năm 1962, nguyên Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Toàn Cầu và Công ty trách nhiệm hữu hạn Trí Phát) và đồng phạm Nguyễn Khánh Hiển (sinh năm 1976, nguyên Phó Giám đốc Công ty Trí Phát) bị Viện kiểm sát truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”
Để trục lợi, Phạm Quốc Thắng và Nguyễn Khánh Hiển đã tạo ra các hợp đồng kinh tế giả để lừa đảo các ngân hàng cũng như đối tác làm ăn số tiền gần 90 tỷ đồng.
Trước khi bị bắt, Thắng giữ các chức vụ giám đốc hai công ty nói trên. Đến giữa năm 2004, Thắng còn được bổ nhiệm vào cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh, tài chính, kế toán của Công ty bao bì Thăng Long do góp cổ phần vào đơn vị này. Khi đã có trong tay một vỏ bọc quan chức cỡ bự, Thắng bắt đầu thực hiện hàng loạt phi vụ lừa đảo. Giúp việc đắc lực cho Phạm Quốc Thắng còn có đồng phạm Nguyễn Khánh Hiển.
Theo cáo trạng, tháng 8/2004, Công ty bao bì Thăng Long mở tài khoản tại Ngân hàng Eximbank (Chi nhánh Hà Nội). Sáu tháng sau, công ty này tiếp tục mở tài khoản tại Ngân hàng Techcombank (Chi nhánh Hưng Yên).
Cả hai lần mở nói trên đều do Thắng đứng tên chủ tài khoản. Thắng đã lợi dụng kẽ hở từ việc cho vay vốn kinh doanh của các ngân hàng bằng hình thức tín chấp, thế chấp trị giá các lô hàng trong hợp đồng kinh tế. Qua đó, đề nghị đối tác ký khống các hợp đồng mua bán hàng hóa và chỉ đạo thuộc cấp Nguyễn Khánh Hiển giả mạo chữ ký trong các hợp đồng, hóa đơn giá trị gia tăng, biên bản giao nhận hàng hóa, kế hoạch kinh doanh… Khi đã có trong tay những hợp đồng “ma” nói trên, Thắng mang đến các ngân hàng, công ty để thế chấp, qua đó “ẵm” 88 tỷ đồng.
Tại phiên tòa, cả hai bị cáo đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình. Lời khai của bị cáo tại tòa phù hợp với lời khai tại cơ quan điều tra, phù hợp với lời khai của các bị hại.
Mặc dù bị cáo đã thành khẩn, ăn năn và xin được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật nhưng Hội đồng xét xử nhận định, hành vi vi phạm của hai bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, số tiền lừa đảo đặc biệt lớn, cần phải có bản án nghiêm khắc mới đủ sức răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Vì vậy, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Phạm Quốc Thắng lĩnh án chung thân, đây là mức cao nhất đối với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.” Bị cáo Nguyễn Khánh Hiển bị tuyên phạt 20 năm tù giam. Mức án đối với bị cáo Hiển cao hơn so với mức đề nghị của đại diện Viện kiểm sát trước đó là từ 12-14 năm tù./.
Để trục lợi, Phạm Quốc Thắng và Nguyễn Khánh Hiển đã tạo ra các hợp đồng kinh tế giả để lừa đảo các ngân hàng cũng như đối tác làm ăn số tiền gần 90 tỷ đồng.
Trước khi bị bắt, Thắng giữ các chức vụ giám đốc hai công ty nói trên. Đến giữa năm 2004, Thắng còn được bổ nhiệm vào cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh, tài chính, kế toán của Công ty bao bì Thăng Long do góp cổ phần vào đơn vị này. Khi đã có trong tay một vỏ bọc quan chức cỡ bự, Thắng bắt đầu thực hiện hàng loạt phi vụ lừa đảo. Giúp việc đắc lực cho Phạm Quốc Thắng còn có đồng phạm Nguyễn Khánh Hiển.
Theo cáo trạng, tháng 8/2004, Công ty bao bì Thăng Long mở tài khoản tại Ngân hàng Eximbank (Chi nhánh Hà Nội). Sáu tháng sau, công ty này tiếp tục mở tài khoản tại Ngân hàng Techcombank (Chi nhánh Hưng Yên).
Cả hai lần mở nói trên đều do Thắng đứng tên chủ tài khoản. Thắng đã lợi dụng kẽ hở từ việc cho vay vốn kinh doanh của các ngân hàng bằng hình thức tín chấp, thế chấp trị giá các lô hàng trong hợp đồng kinh tế. Qua đó, đề nghị đối tác ký khống các hợp đồng mua bán hàng hóa và chỉ đạo thuộc cấp Nguyễn Khánh Hiển giả mạo chữ ký trong các hợp đồng, hóa đơn giá trị gia tăng, biên bản giao nhận hàng hóa, kế hoạch kinh doanh… Khi đã có trong tay những hợp đồng “ma” nói trên, Thắng mang đến các ngân hàng, công ty để thế chấp, qua đó “ẵm” 88 tỷ đồng.
Tại phiên tòa, cả hai bị cáo đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình. Lời khai của bị cáo tại tòa phù hợp với lời khai tại cơ quan điều tra, phù hợp với lời khai của các bị hại.
Mặc dù bị cáo đã thành khẩn, ăn năn và xin được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật nhưng Hội đồng xét xử nhận định, hành vi vi phạm của hai bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, số tiền lừa đảo đặc biệt lớn, cần phải có bản án nghiêm khắc mới đủ sức răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Vì vậy, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Phạm Quốc Thắng lĩnh án chung thân, đây là mức cao nhất đối với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.” Bị cáo Nguyễn Khánh Hiển bị tuyên phạt 20 năm tù giam. Mức án đối với bị cáo Hiển cao hơn so với mức đề nghị của đại diện Viện kiểm sát trước đó là từ 12-14 năm tù./.
Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)