Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) Phan Ngọc Trung cho biết, giải pháp hữu ích sử dụng chế phẩm để tăng cường thu hồi dầu từ các mỏ dầu do VPI chủ trì với sự phối hợp của Viện Nghiên cứu khoa học và thiết kế dầu khí biển đã mang lại lợi ích ban đầu trên 5 triệu USD và được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Chế phẩm bao gồm tổ hợp các chất hoạt động bề mặt không ion, anion, các alcol mạch ngắn và một số phụ gia khác có tính năng làm tăng độ nhớt của pha nước, giảm độ nhớt của pha dầu, thay đổi đặc tính dính ướt của đá chứa, có khả năng chịu mặn và chịu nhiệt.
Nhờ vậy, việc sử dụng chế phẩm này bơm ép vào giếng dầu trong quá trình khai thác sẽ giúp tăng cường khả năng thu hồi dầu tốt, đồng thời có khả năng chịu đựng được các điều kiện khắc nghiệt của vỉa như nhiệt độ, áp suất cao, nồng độ khoáng lớn.
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả, 80 tấn chế phẩm trên đã được bơm vào giếng bơm ép 202 tầng Miocen hạ mỏ Bạch Hổ và theo dõi hiệu quả đẩy dầu ở các giếng khai thác.
Sau 10 tháng theo dõi, tổng lượng dầu thu hồi tăng cường là 8.577 tấn, tương đương với tổng doanh thu từ dầu thu hồi tăng cường đạt trên 5 triệu USD, lãi ròng đạt trên 2 triệu USD.
Ông Phan Ngọc Trung cũng cho biết, giai đoạn 2001-2011, với việc chủ trì và tham gia thực hiện hơn 700 đề tài/nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Nhà nước, cấp bộ/ngành như: “Dầu khí và tài nguyên khoáng sản”, “Địa chất, địa động lực và tiềm năng khoáng sản vùng biển Việt Nam,” “Phát triển năng lượng bền vững đến năm 2020,” “Đánh giá tiềm năng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam”… VPI đã xây dựng được cơ sở dữ liệu khoa học, đầy đủ, tin cậy về tiềm năng và trữ lượng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, phục vụ việc hoạch định chính sách và xây dựng chiến lược tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, cũng như các giải pháp quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên môi trường biển của Nhà nước một cách khoa học, hiệu quả.
Trong quá trình thẩm định khai thác mỏ, VPI đã triển khai nghiên cứu thường xuyên nhằm chính xác hóa trữ lượng dầu khí, xác định vị trí các giếng khoan mới, tối ưu hóa hiệu quả thăm dò cũng như khai thác làm lợi hàng trăm triệu USD./.
Chế phẩm bao gồm tổ hợp các chất hoạt động bề mặt không ion, anion, các alcol mạch ngắn và một số phụ gia khác có tính năng làm tăng độ nhớt của pha nước, giảm độ nhớt của pha dầu, thay đổi đặc tính dính ướt của đá chứa, có khả năng chịu mặn và chịu nhiệt.
Nhờ vậy, việc sử dụng chế phẩm này bơm ép vào giếng dầu trong quá trình khai thác sẽ giúp tăng cường khả năng thu hồi dầu tốt, đồng thời có khả năng chịu đựng được các điều kiện khắc nghiệt của vỉa như nhiệt độ, áp suất cao, nồng độ khoáng lớn.
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả, 80 tấn chế phẩm trên đã được bơm vào giếng bơm ép 202 tầng Miocen hạ mỏ Bạch Hổ và theo dõi hiệu quả đẩy dầu ở các giếng khai thác.
Sau 10 tháng theo dõi, tổng lượng dầu thu hồi tăng cường là 8.577 tấn, tương đương với tổng doanh thu từ dầu thu hồi tăng cường đạt trên 5 triệu USD, lãi ròng đạt trên 2 triệu USD.
Ông Phan Ngọc Trung cũng cho biết, giai đoạn 2001-2011, với việc chủ trì và tham gia thực hiện hơn 700 đề tài/nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Nhà nước, cấp bộ/ngành như: “Dầu khí và tài nguyên khoáng sản”, “Địa chất, địa động lực và tiềm năng khoáng sản vùng biển Việt Nam,” “Phát triển năng lượng bền vững đến năm 2020,” “Đánh giá tiềm năng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam”… VPI đã xây dựng được cơ sở dữ liệu khoa học, đầy đủ, tin cậy về tiềm năng và trữ lượng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, phục vụ việc hoạch định chính sách và xây dựng chiến lược tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, cũng như các giải pháp quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên môi trường biển của Nhà nước một cách khoa học, hiệu quả.
Trong quá trình thẩm định khai thác mỏ, VPI đã triển khai nghiên cứu thường xuyên nhằm chính xác hóa trữ lượng dầu khí, xác định vị trí các giếng khoan mới, tối ưu hóa hiệu quả thăm dò cũng như khai thác làm lợi hàng trăm triệu USD./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)