Từ những câu chuyện như “canh gà Thọ Xương,” thực trạng dạy và học văn hôm nay đã dấy nên nỗi bức thiết vốn dĩ đã gây ra nhiều băn khoăn, lo lắng cho người làm thầy cũng như các bậc phụ huynh về vấn đề dạy văn cho học trò.
Một hội thảo của “Người yêu văn gieo những mầm xanh,” hội tụ những thầy cô dạy văn muốn mang đến chất văn bồi dưỡng cho tâm hồn và trí tuệ cho học trò đã diễn ra tại Hà Nội. Những vấn đề như xóa bỏ đọc chép, thả lòng vào văn mà không giáo điều, khắc phục việc dạy chữ thuần túy, chấm bài ẩu, không “phẫu thuật” văn học đã được nêu ra nghiêm túc ở hội thảo.
Làm sao thả lòng mà không giáo điều, khiên cưỡng
Theo bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú- Đống Đa, Trưởng ban Tổ chức Hội thảo: “Giống như người nông dân trăn trở về mùa vụ, chúng ta cũng lo sâu bệnh của lối học văn đang cũ mòn khiến cho cành không đâm chồi, lá hết xanh tươi, hoa không kết nụ. Một trong những môn gây trăn trở là môn Văn. Làm sao đã bay bổng tâm hồn lại vẫn đúng chuẩn kiến thức kỹ năng? Làm sao để tình sâu mà chí vẫn cao? Làm sao thả lòng mà không rối bời, hao khuyết?”
Đặc biệt, một nghịch lý nữa đang diễn ra trong thực tế là nhờ một bài mẫu làm sẵn hoặc dàn bài khai thác thật hoàn hảo, học sinh có thể đạt được điểm văn cao nhưng chất văn vẫn không thấm vào trong tình cảm của các em.
Rất gần gũi và hiệu quả, cô giáo Vũ Đỗ Quyên đến từ trường Trung học phổ thông Quang Trung đã khiến các thầy cô dạy văn ở Hà Nội có mặt trong Hội thảo thấy đồng tình về cách dạy có sơ đồ tác phẩm giúp học sinh không bị lan man và nhớ bài lâu. Các sơ đồ ví dụ rất cụ thể đã khiến cho nhiều đồng nghiệp tham dự muốn có được hệ thống ý đó để “đơn giản hóa” việc “gánh văn” của học trò mình.
Tham luận về “Đề văn mang tính thời sự sẽ giúp thấy giá trị tích cực của học văn” của cô giáo Nguyễn Kim Anh, trường Phan Huy Chú - Đống Đa rất đáng chú ý. Theo cô Kim Anh, trong dạy văn luôn có những xúc cảm cần nóng. Nhưng cái khó của môn văn là có khi thầy đang rất “thăng hoa” nhưng trò hoàn toàn đứng ngoài. Như vậy, nồng cháy trong văn chương cũng phải có cách thức và hạn độ. Nếu không, sẽ chẳng khác nào yêu đơn phương.
Cô giáo Nguyễn Thu Hà - Phó hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn đã có phần trình bày khoa học, sắc sảo về “Ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại trong dạy văn.” Cô giáo Thu Hà chia sẻ, nhờ sử dụng thành thạo kĩ thuật dạy học tích cực vào đổi mới dạy văn mà người thầy dạy văn có thể giúp học trò gần gũi, thấu hiểu và say văn.
Xóa bỏ đọc-chép là yêu cầu tất yếu
Cô giáo Dương Thị Mai Hương đã thật mạch lạc và gây chú ý với tham luận về “Xóa bỏ đọc-chép là yêu cầu tất yếu.” Cô Hương khẳng định, cái nguy hại của phương pháp dạy học này là làm thui chột tài năng của người dạy. dần trở thành một cái “máy dạy” văn.
Rất nhiệt huyết, qua đề tài “Dạy văn lãng mạn và xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá,” cô giáo Nguyễn Việt Anh -Trường Trung học phổ thông Kim Liên bộc lộ: “Dạy học văn dù lãng mạn nhưng vẫn phải thiết thực bám sát các vấn đề thời sự, mang ý nghĩa giáo dục phù hợp với thời đại để người học thấy giá trị tích cực của việc học văn.”
Đổi mới kiểm tra bằng thiết kế đề ma trận là đề tài được cô giáo Lê Thị Hồng Hạnh- Tổ trưởng tổ Ngữ Văn trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú- Đống Đa trình bày. Cô Hạnh đã thuyết phục được sử dụng ma trận sẽ bao quát một phạm vi rộng kiến thức trong chương trình, tránh học tủ, học lệch.
Bà Phạm Thị Ngọc Trâm- Chuyên viên bộ môn Ngữ Văn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, đánh giá việc tổ chức Hội thảo này có giá trị khẳng định về khát vọng mà niềm tin vào đổi mới dạy văn trong trường trung học phổ thông. Vì đổi mới dạy học là con đường sáng duy nhất để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học văn nói riêng.
Chấm bài ẩu thì sẽ còn nữa những… “canh gà”
Trao đổi và gợi ý về những vấn đề của dạy học văn hiện nay, tiến sỹ Chu Văn Sơn đã nói những điều thật thẳng thắn mà thấm thía. Những bàn bạc có giá trị hâm nóng nhiệt tình của các giáo viên dạy văn.
Điều tiến sỹ Chu Văn Sơn nói khiến cho tất cả cử tọa lặng đi trong nghĩ suy, trăn trở.
Đó là môn văn trong nhà trường đã và đang bị “bẻ ghi” đi nhầm đường ray, và các đèn đỏ đều đã bật lên báo động. Hiện nay người dạy văn đang sa vào dạy chữ hơn là dạy người. Trong khi đó môn văn là môn giáo dục sự nhân văn cho người học.
Tiến sỹ Chu Văn Sơn cũng trao đổi về việc chấm bài ngày nay của thầy cô cần phải lưu ý. Nhiều khi chấm ẩu, chấm vội nên không khích lệ học sinh cố gắng học văn và cũng chưa giúp uốn nắn các em. Vì thế mới có chuyện cô giáo Thủy không chữa lỗi canh gà Thọ Xương là món canh gà. Và như vậy, nếu cứ chấm bài ẩu thì sẽ còn tiếp nhiều món… "canh gà" nữa.
Xin đừng phẫu thuật tác phẩm văn học
Quan tâm và gợi ý cách dạy làm sao để giữ hồn văn trong đổi mới, phó giáo sư-tiến sỹ Văn Giá- Trưởng khoa Sáng tác và Lý luận phê bình- Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng giáo viên dạy văn chớ đi vào việc mổ xẻ tác phẩm văn học để dạy học sinh như thể giải phẫu mà mất hết hồn văn. Học sinh cần sống trong tác phấm chứ không phải cắt xẻ ra rồi đứng ngoài nhìn vào bình luận.
Cũng theo phó giáo sư-tiến sỹ Văn Giá, tham dự Hội thảo này ông thấy lo về tình hình dạy văn nói chung nhưng đồng thời cũng thấy yên tâm và tin tưởng vì vẫn có những nhà giáo thực sự tâm huyết. Họ có lửa yêu văn trong tâm hồn và muốn truyền đến cho học trò.
Ngẫm lại, có thể thấy rằng mỗi cuộc hội thảo dù thành công mấy cũng mới chỉ là bước khởi phát, có tác động xới xáo vấn đề. Mong sao, sau hội thảo này, các thầy cô dạy văn cùng tiếp tục trăn trở tìm cách tháo gỡ để thày cô có được những giờ dạy văn nhiệt tình và thắp lửa được trong học trò./.
Một hội thảo của “Người yêu văn gieo những mầm xanh,” hội tụ những thầy cô dạy văn muốn mang đến chất văn bồi dưỡng cho tâm hồn và trí tuệ cho học trò đã diễn ra tại Hà Nội. Những vấn đề như xóa bỏ đọc chép, thả lòng vào văn mà không giáo điều, khắc phục việc dạy chữ thuần túy, chấm bài ẩu, không “phẫu thuật” văn học đã được nêu ra nghiêm túc ở hội thảo.
Làm sao thả lòng mà không giáo điều, khiên cưỡng
Theo bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú- Đống Đa, Trưởng ban Tổ chức Hội thảo: “Giống như người nông dân trăn trở về mùa vụ, chúng ta cũng lo sâu bệnh của lối học văn đang cũ mòn khiến cho cành không đâm chồi, lá hết xanh tươi, hoa không kết nụ. Một trong những môn gây trăn trở là môn Văn. Làm sao đã bay bổng tâm hồn lại vẫn đúng chuẩn kiến thức kỹ năng? Làm sao để tình sâu mà chí vẫn cao? Làm sao thả lòng mà không rối bời, hao khuyết?”
Đặc biệt, một nghịch lý nữa đang diễn ra trong thực tế là nhờ một bài mẫu làm sẵn hoặc dàn bài khai thác thật hoàn hảo, học sinh có thể đạt được điểm văn cao nhưng chất văn vẫn không thấm vào trong tình cảm của các em.
Rất gần gũi và hiệu quả, cô giáo Vũ Đỗ Quyên đến từ trường Trung học phổ thông Quang Trung đã khiến các thầy cô dạy văn ở Hà Nội có mặt trong Hội thảo thấy đồng tình về cách dạy có sơ đồ tác phẩm giúp học sinh không bị lan man và nhớ bài lâu. Các sơ đồ ví dụ rất cụ thể đã khiến cho nhiều đồng nghiệp tham dự muốn có được hệ thống ý đó để “đơn giản hóa” việc “gánh văn” của học trò mình.
Tham luận về “Đề văn mang tính thời sự sẽ giúp thấy giá trị tích cực của học văn” của cô giáo Nguyễn Kim Anh, trường Phan Huy Chú - Đống Đa rất đáng chú ý. Theo cô Kim Anh, trong dạy văn luôn có những xúc cảm cần nóng. Nhưng cái khó của môn văn là có khi thầy đang rất “thăng hoa” nhưng trò hoàn toàn đứng ngoài. Như vậy, nồng cháy trong văn chương cũng phải có cách thức và hạn độ. Nếu không, sẽ chẳng khác nào yêu đơn phương.
Cô giáo Nguyễn Thu Hà - Phó hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn đã có phần trình bày khoa học, sắc sảo về “Ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại trong dạy văn.” Cô giáo Thu Hà chia sẻ, nhờ sử dụng thành thạo kĩ thuật dạy học tích cực vào đổi mới dạy văn mà người thầy dạy văn có thể giúp học trò gần gũi, thấu hiểu và say văn.
Xóa bỏ đọc-chép là yêu cầu tất yếu
Cô giáo Dương Thị Mai Hương đã thật mạch lạc và gây chú ý với tham luận về “Xóa bỏ đọc-chép là yêu cầu tất yếu.” Cô Hương khẳng định, cái nguy hại của phương pháp dạy học này là làm thui chột tài năng của người dạy. dần trở thành một cái “máy dạy” văn.
Rất nhiệt huyết, qua đề tài “Dạy văn lãng mạn và xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá,” cô giáo Nguyễn Việt Anh -Trường Trung học phổ thông Kim Liên bộc lộ: “Dạy học văn dù lãng mạn nhưng vẫn phải thiết thực bám sát các vấn đề thời sự, mang ý nghĩa giáo dục phù hợp với thời đại để người học thấy giá trị tích cực của việc học văn.”
Đổi mới kiểm tra bằng thiết kế đề ma trận là đề tài được cô giáo Lê Thị Hồng Hạnh- Tổ trưởng tổ Ngữ Văn trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú- Đống Đa trình bày. Cô Hạnh đã thuyết phục được sử dụng ma trận sẽ bao quát một phạm vi rộng kiến thức trong chương trình, tránh học tủ, học lệch.
Bà Phạm Thị Ngọc Trâm- Chuyên viên bộ môn Ngữ Văn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, đánh giá việc tổ chức Hội thảo này có giá trị khẳng định về khát vọng mà niềm tin vào đổi mới dạy văn trong trường trung học phổ thông. Vì đổi mới dạy học là con đường sáng duy nhất để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học văn nói riêng.
Chấm bài ẩu thì sẽ còn nữa những… “canh gà”
Trao đổi và gợi ý về những vấn đề của dạy học văn hiện nay, tiến sỹ Chu Văn Sơn đã nói những điều thật thẳng thắn mà thấm thía. Những bàn bạc có giá trị hâm nóng nhiệt tình của các giáo viên dạy văn.
Điều tiến sỹ Chu Văn Sơn nói khiến cho tất cả cử tọa lặng đi trong nghĩ suy, trăn trở.
Đó là môn văn trong nhà trường đã và đang bị “bẻ ghi” đi nhầm đường ray, và các đèn đỏ đều đã bật lên báo động. Hiện nay người dạy văn đang sa vào dạy chữ hơn là dạy người. Trong khi đó môn văn là môn giáo dục sự nhân văn cho người học.
Tiến sỹ Chu Văn Sơn cũng trao đổi về việc chấm bài ngày nay của thầy cô cần phải lưu ý. Nhiều khi chấm ẩu, chấm vội nên không khích lệ học sinh cố gắng học văn và cũng chưa giúp uốn nắn các em. Vì thế mới có chuyện cô giáo Thủy không chữa lỗi canh gà Thọ Xương là món canh gà. Và như vậy, nếu cứ chấm bài ẩu thì sẽ còn tiếp nhiều món… "canh gà" nữa.
Xin đừng phẫu thuật tác phẩm văn học
Quan tâm và gợi ý cách dạy làm sao để giữ hồn văn trong đổi mới, phó giáo sư-tiến sỹ Văn Giá- Trưởng khoa Sáng tác và Lý luận phê bình- Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng giáo viên dạy văn chớ đi vào việc mổ xẻ tác phẩm văn học để dạy học sinh như thể giải phẫu mà mất hết hồn văn. Học sinh cần sống trong tác phấm chứ không phải cắt xẻ ra rồi đứng ngoài nhìn vào bình luận.
Cũng theo phó giáo sư-tiến sỹ Văn Giá, tham dự Hội thảo này ông thấy lo về tình hình dạy văn nói chung nhưng đồng thời cũng thấy yên tâm và tin tưởng vì vẫn có những nhà giáo thực sự tâm huyết. Họ có lửa yêu văn trong tâm hồn và muốn truyền đến cho học trò.
Ngẫm lại, có thể thấy rằng mỗi cuộc hội thảo dù thành công mấy cũng mới chỉ là bước khởi phát, có tác động xới xáo vấn đề. Mong sao, sau hội thảo này, các thầy cô dạy văn cùng tiếp tục trăn trở tìm cách tháo gỡ để thày cô có được những giờ dạy văn nhiệt tình và thắp lửa được trong học trò./.
PV (Vietnam+)