Nhằm cung cấp thông tin nhanh nhất, chính xác nhất cho các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sang khu vực châu Âu, chiều 6/4, tại Hà Nội, lần đầu tiên Bộ Công Thương đã tổ chức đối thoại trực tuyến về thị trường Liên minh châu Âu (EU).
Tại buổi đối thoại, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, cho rằng khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU, là việc nắm bắt thông tin còn nhiều hạn chế, chưa cập nhật đầy đủ thông tin, trong khi yêu cầu của thị trường EU là rất cao.
Do vậy, việc tận dụng Internet để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh trên các thị trường ngày càng gay gắt, các nước đặt ra nhiều loại rào cản kỹ thuật phức tạp, chính sách xuất nhập khẩu cũng thường xuyên thay đổi khiến các doanh nghiệp khó nắm bắt.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, EU là một thị trường lớn có rất nhiều cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là khi Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-EU sẽ được ký kết trong thời gian tới.
Tuy nhiên, khi xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào thị trường EU, ngoài việc phải tuân thủ các quy định về thủ tục xuất khẩu của Việt Nam, doanh nghiệp phải hiểu và tuân thủ các quy định về thủ tục nhập khẩu hàng hóa của EU. Cụ thể, đối với nông sản, ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung về thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp trong nước cần chú ý các quy định về thủ tục nhập khẩu dành riêng cho nông sản của EU, như quy định về giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Theo Bộ Công Thương, quan hệ thương mại Việt Nam-EU trong những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ và đầy ấn tượng. EU - một khu vực kinh tế đa dạng với 27 quốc gia thành viên đã trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam.
Năm 2010, EU là đối tác lớn thứ hai về xuất khẩu (sau Mỹ) và là đối tác lớn thứ năm về nhập khẩu của Việt Nam. Riêng hai tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 2,5 tỷ USD, tăng trên 46% so với cùng kỳ năm ngoái, với năm sản phẩm chủ lực là giày dép, dệt may, càphê, thủy sản và đồ gỗ nội thất.
Sau buổi đối thoại trực tuyến về thị trường EU lần này, để hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp, trong năm nay, mỗi tháng một lần, Bộ Công Thương sẽ tổ chức đối thoại trực tuyến về thị trường xuất khẩu trên Cổng thông tin Thị trường nước ngoài tại địa chỉ www.ttnn.com.vn.
Các thị trường được lựa chọn để tổ chức đối thoại trực tuyến là Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất, Campuchia, Trung Quốc và Algeria./.
Tại buổi đối thoại, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, cho rằng khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU, là việc nắm bắt thông tin còn nhiều hạn chế, chưa cập nhật đầy đủ thông tin, trong khi yêu cầu của thị trường EU là rất cao.
Do vậy, việc tận dụng Internet để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh trên các thị trường ngày càng gay gắt, các nước đặt ra nhiều loại rào cản kỹ thuật phức tạp, chính sách xuất nhập khẩu cũng thường xuyên thay đổi khiến các doanh nghiệp khó nắm bắt.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, EU là một thị trường lớn có rất nhiều cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là khi Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-EU sẽ được ký kết trong thời gian tới.
Tuy nhiên, khi xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào thị trường EU, ngoài việc phải tuân thủ các quy định về thủ tục xuất khẩu của Việt Nam, doanh nghiệp phải hiểu và tuân thủ các quy định về thủ tục nhập khẩu hàng hóa của EU. Cụ thể, đối với nông sản, ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung về thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp trong nước cần chú ý các quy định về thủ tục nhập khẩu dành riêng cho nông sản của EU, như quy định về giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Theo Bộ Công Thương, quan hệ thương mại Việt Nam-EU trong những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ và đầy ấn tượng. EU - một khu vực kinh tế đa dạng với 27 quốc gia thành viên đã trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam.
Năm 2010, EU là đối tác lớn thứ hai về xuất khẩu (sau Mỹ) và là đối tác lớn thứ năm về nhập khẩu của Việt Nam. Riêng hai tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 2,5 tỷ USD, tăng trên 46% so với cùng kỳ năm ngoái, với năm sản phẩm chủ lực là giày dép, dệt may, càphê, thủy sản và đồ gỗ nội thất.
Sau buổi đối thoại trực tuyến về thị trường EU lần này, để hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp, trong năm nay, mỗi tháng một lần, Bộ Công Thương sẽ tổ chức đối thoại trực tuyến về thị trường xuất khẩu trên Cổng thông tin Thị trường nước ngoài tại địa chỉ www.ttnn.com.vn.
Các thị trường được lựa chọn để tổ chức đối thoại trực tuyến là Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất, Campuchia, Trung Quốc và Algeria./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)