Làn sóng biểu tình tại Ai Cập đã lan rộng sang lực lượng cảnh sát trong bối cảnh các cuộc đụng độ bạo lực tiếp tục nổ ra tại nhiều địa phương.
Theo một nguồn tin an ninh cấp cao được hãng thông tấn chính thức MENA dẫn lại, có trên 30 đồn cảnh sát tại thủ đô Cairo và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước như Giza, Ismailia, Port Said, Bắc Sinai, Minya, Sohag, Daqahlia, Gharbiya, Sharqiya và Alexandria đồng loạt đóng cửa trong khuôn khổ chiến dịch "Phản đối các chính sách của Bộ Nội vụ."
Những cảnh sát này đòi Bộ trưởng Nội vụ Mohamed Ibrahim từ chức vì đã ra lệnh cho cấp dưới sử dụng vũ lực chống người biểu tình. Đặc biệt, tại tỉnh Sharqiya, toàn bộ đơn vị cảnh sát bảo vệ tư gia của Tổng thống Mohamed Morsi cũng tham gia lãn công.
Trong khi đó, các đơn vị thuộc Lực lượng An ninh Trung ương (CSF) đóng quân tại các tỉnh nằm dọc kênh đào Suez và đồng bằng châu thổ sông Nile - chiếm 1/4 tổng quân số của CSF trong cả nước - tiếp tục biểu tình ngồi và từ chối quay lại làm việc.
Cuộc biểu tình khởi phát từ ngày 5/3 vừa qua tại tỉnh Mansoura trước khi lan rộng ra các thành phố nằm dọc kênh đào Suez.
Gần 8.000 sĩ quan thuộc CSF cũng đã kháng lệnh điều động đến Port Said để hỗ trợ lực lượng an ninh địa phương đối phó với làn sóng biểu tình phản đối chính phủ.
Một nguồn tin cảnh sát cho biết Bộ Nội vụ đã buộc phải điều động lực lượng tăng viện từ các tỉnh miền Nam tới châu thổ sông Nile và các địa phương nằm dọc kênh đào Suez.
Các nguồn tin y tế cho biết, chỉ tính riêng trong ngày 7/3, đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng cảnh sát tại Port Said đã làm một người chết, 35 người bị thương, trong đó có 13 người trúng đạn.
[Làn sóng đụng độ và biểu tình tiếp diễn ở Ai Cập]
MENA cho biết đụng độ nổ ra vào tối 7/3 sau một thời gian tạm lắng khi những người biểu tình ném gạch đá vào lực lượng an ninh, buộc cảnh sát phải bắn đạn hơi cay để giải tán.
Cảnh sát cũng đã phải tăng cường lực lượng bảo vệ Nhà tù trung tâm Port Said và các trụ sở cơ quan chính quyền địa phương trước khi diễn ra phiên xét xử ngày 9/3 đối với 39 bị cáo còn lại liên quan đến thảm họa sân cỏ tại đây hồi đầu năm 2012.
Tính từ đầu tuần tới nay, đụng độ ở Port Said đã khiến ít nhất bảy người thiệt mạng sau khi Bộ Nội vụ Ai Cập quyết định chuyển các bị cáo này sang giam giữ tại các địa phương khác.
Trong một diễn biến khác, người phát ngôn Bộ Tư pháp Ai Cập cho biết tính đến nay chính phủ đã nhận được hơn 100 kiến nghị của người dân trên cả nước về việc khôi phục chính quyền quân sự, vốn khởi đầu từ các tỉnh Ismailia, Port Said và Suez từ cuối tháng Hai vừa qua. Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Tòa án Hiến pháp Tối cao (HCC) Ai Cập cho biết sẽ cần ít nhất 60 ngày để xem xét tính hợp hiến của Luật bầu cử Quốc hội vừa được Hội đồng Shura - Thượng viện sửa đổi.
Luật bầu cử này được Tòa án Hành chính Ai Cập trình lên hôm 6/3 sau khi ra phán quyết hủy cuộc bầu cử quốc hội dự kiến diễn ra vào ngày 22/4 tới.
Theo luật định tại Ai Cập, sau khi nhận được hồ sơ từ Tòa án Hành chính gửi lên, HCC sẽ phải gửi thông báo cho các đương sự liên quan và chờ lấy các ý kiến theo đúng quy trình thủ tục pháp lý.
Quá trình này cần ít nhất hai tháng, đồng nghĩa với việc cuộc bầu cử quốc hội có thể bị trì hoãn tối thiểu đúng bằng khoảng thời gian này. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, HCC có thể đẩy nhanh tiến trình này nhằm tránh nguy cơ rơi vào bất ổn chính trị-xã hội nghiêm trọng.
Cùng ngày 7/3, Ủy ban bầu cử tối cao Ai Cập đã hủy thời điểm tổ chức bầu cử quốc hội sau khi Tòa án Hành chính nước này ra phán quyết hủy bỏ sắc lệnh kêu gọi bầu cử.
Đài truyền hình quốc gia Ai Cập đưa tin Ủy ban bầu cử tối cao đã quyết định ngừng việc ấn định thời điểm tổ chức bầu cử quốc hội./.
Theo một nguồn tin an ninh cấp cao được hãng thông tấn chính thức MENA dẫn lại, có trên 30 đồn cảnh sát tại thủ đô Cairo và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước như Giza, Ismailia, Port Said, Bắc Sinai, Minya, Sohag, Daqahlia, Gharbiya, Sharqiya và Alexandria đồng loạt đóng cửa trong khuôn khổ chiến dịch "Phản đối các chính sách của Bộ Nội vụ."
Những cảnh sát này đòi Bộ trưởng Nội vụ Mohamed Ibrahim từ chức vì đã ra lệnh cho cấp dưới sử dụng vũ lực chống người biểu tình. Đặc biệt, tại tỉnh Sharqiya, toàn bộ đơn vị cảnh sát bảo vệ tư gia của Tổng thống Mohamed Morsi cũng tham gia lãn công.
Trong khi đó, các đơn vị thuộc Lực lượng An ninh Trung ương (CSF) đóng quân tại các tỉnh nằm dọc kênh đào Suez và đồng bằng châu thổ sông Nile - chiếm 1/4 tổng quân số của CSF trong cả nước - tiếp tục biểu tình ngồi và từ chối quay lại làm việc.
Cuộc biểu tình khởi phát từ ngày 5/3 vừa qua tại tỉnh Mansoura trước khi lan rộng ra các thành phố nằm dọc kênh đào Suez.
Gần 8.000 sĩ quan thuộc CSF cũng đã kháng lệnh điều động đến Port Said để hỗ trợ lực lượng an ninh địa phương đối phó với làn sóng biểu tình phản đối chính phủ.
Một nguồn tin cảnh sát cho biết Bộ Nội vụ đã buộc phải điều động lực lượng tăng viện từ các tỉnh miền Nam tới châu thổ sông Nile và các địa phương nằm dọc kênh đào Suez.
Các nguồn tin y tế cho biết, chỉ tính riêng trong ngày 7/3, đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng cảnh sát tại Port Said đã làm một người chết, 35 người bị thương, trong đó có 13 người trúng đạn.
[Làn sóng đụng độ và biểu tình tiếp diễn ở Ai Cập]
MENA cho biết đụng độ nổ ra vào tối 7/3 sau một thời gian tạm lắng khi những người biểu tình ném gạch đá vào lực lượng an ninh, buộc cảnh sát phải bắn đạn hơi cay để giải tán.
Cảnh sát cũng đã phải tăng cường lực lượng bảo vệ Nhà tù trung tâm Port Said và các trụ sở cơ quan chính quyền địa phương trước khi diễn ra phiên xét xử ngày 9/3 đối với 39 bị cáo còn lại liên quan đến thảm họa sân cỏ tại đây hồi đầu năm 2012.
Tính từ đầu tuần tới nay, đụng độ ở Port Said đã khiến ít nhất bảy người thiệt mạng sau khi Bộ Nội vụ Ai Cập quyết định chuyển các bị cáo này sang giam giữ tại các địa phương khác.
Trong một diễn biến khác, người phát ngôn Bộ Tư pháp Ai Cập cho biết tính đến nay chính phủ đã nhận được hơn 100 kiến nghị của người dân trên cả nước về việc khôi phục chính quyền quân sự, vốn khởi đầu từ các tỉnh Ismailia, Port Said và Suez từ cuối tháng Hai vừa qua. Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Tòa án Hiến pháp Tối cao (HCC) Ai Cập cho biết sẽ cần ít nhất 60 ngày để xem xét tính hợp hiến của Luật bầu cử Quốc hội vừa được Hội đồng Shura - Thượng viện sửa đổi.
Luật bầu cử này được Tòa án Hành chính Ai Cập trình lên hôm 6/3 sau khi ra phán quyết hủy cuộc bầu cử quốc hội dự kiến diễn ra vào ngày 22/4 tới.
Theo luật định tại Ai Cập, sau khi nhận được hồ sơ từ Tòa án Hành chính gửi lên, HCC sẽ phải gửi thông báo cho các đương sự liên quan và chờ lấy các ý kiến theo đúng quy trình thủ tục pháp lý.
Quá trình này cần ít nhất hai tháng, đồng nghĩa với việc cuộc bầu cử quốc hội có thể bị trì hoãn tối thiểu đúng bằng khoảng thời gian này. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, HCC có thể đẩy nhanh tiến trình này nhằm tránh nguy cơ rơi vào bất ổn chính trị-xã hội nghiêm trọng.
Cùng ngày 7/3, Ủy ban bầu cử tối cao Ai Cập đã hủy thời điểm tổ chức bầu cử quốc hội sau khi Tòa án Hành chính nước này ra phán quyết hủy bỏ sắc lệnh kêu gọi bầu cử.
Đài truyền hình quốc gia Ai Cập đưa tin Ủy ban bầu cử tối cao đã quyết định ngừng việc ấn định thời điểm tổ chức bầu cử quốc hội./.
(TTXVN)