Ngày 29/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam và các đối tác đã tổ chức Hội thảo Chiến lược quản lý rủi ro ngập tổng hợp cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là hoạt động nằm trong Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Chống ngập nước khu vực Thành phố Hồ Chí Minh do Chính phủ Việt Nam và Hà Lan tài trợ.
Ông Nguyễn Ngọc Công, Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết dự án được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp đồng bộ trên cơ sở gắn chặt các yếu tố mưa, triều cường, lũ và sinh thái thành một thể thống nhất nhằm đưa ra một quy trình quản lý nước đô thị bền vững, có hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường cho Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó làm cơ sở cho việc định hướng chi tiết và xác định đúng tiến độ đầu tư, ưu tiên trong từng giai đoạn.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở hạ lưu các con sông lớn như Đồng Nai, Sài Gòn, Sông Bé… với gần 60% diện tích là vùng đất thấp, mạng lưới sông ngòi chằng chịt với 7.880km sông rạch chính. Quá trình đô thị hóa hiện đang diễn ra nhanh chóng, nhưng cơ sở hạ tầng chưa được phát triển tương ứng, hệ thống thoát nước vừa thiếu, vừa không đủ năng lực, lún sụt đất do khai thác nước ngầm quá mức, triều cao khiến cho thành phố thường xuyên bị ngập. Cùng với đó, biến đối khí hậu cũng góp phần gây ngập tại thành phố.
Ông Frits Dirks, Trưởng nhóm tư vấn của Royal Haskoning, cho biết vấn đề cải thiện tình trạng ngập lụt tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm nhiều dự án thành phần và tương đối phức tạp. Cụ thể như mức độ lún đất tại thành phố khá lớn (2-3cm/năm), triều cường liên tục tăng cao với mức 1cm/năm gây nhiều cản trở về thoát nước. Mặt khác, tại Thành phố Hồ Chí Minh không gian cho nước đang bị thu hẹp, lưu lượng xả lớn hơn, mực nước các sông dâng cao cũng gây cản trở thoát nước.
Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có hai quy hoạch tổng thể liên quan đến vấn đề tiêu thoát nước gồm Quy hoạch thủy lợi chống ngập cho Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho Thành phố Hồ Chí Minh do JICA xây dựng. Cả hai quy hoạch này đều đã được Chính phủ phê duyệt.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Công, để giải quyết căn cơ và hiệu quả vấn đề chống ngập cho thành phố, cả hai quy hoạch nêu trên cần phải được xem xét, đánh giá trong khuôn khổ của một giải pháp tổng hợp bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như các giải pháp công trình, phi công trình, kinh tế xã hội, môi trường cũng như quy hoạch phát triển lâu dài của Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại hội thảo, các chuyên gia của Hà Lan và Việt Nam đã nêu ra những thực trạng và đưa ra những vấn đề chống ngập nước tại Thành phố Hồ Chí Minh.Theo các chuyên gia, chiến lược quản lý ngập tổng hợp rất quan trọng, góp phần tư vấn cho chính quyền thành phố trong việc ra quyết định để quản lý rủi ro ngập, quản lý nước đô thị một cách bền vững./.
Đây là hoạt động nằm trong Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Chống ngập nước khu vực Thành phố Hồ Chí Minh do Chính phủ Việt Nam và Hà Lan tài trợ.
Ông Nguyễn Ngọc Công, Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết dự án được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp đồng bộ trên cơ sở gắn chặt các yếu tố mưa, triều cường, lũ và sinh thái thành một thể thống nhất nhằm đưa ra một quy trình quản lý nước đô thị bền vững, có hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường cho Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó làm cơ sở cho việc định hướng chi tiết và xác định đúng tiến độ đầu tư, ưu tiên trong từng giai đoạn.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở hạ lưu các con sông lớn như Đồng Nai, Sài Gòn, Sông Bé… với gần 60% diện tích là vùng đất thấp, mạng lưới sông ngòi chằng chịt với 7.880km sông rạch chính. Quá trình đô thị hóa hiện đang diễn ra nhanh chóng, nhưng cơ sở hạ tầng chưa được phát triển tương ứng, hệ thống thoát nước vừa thiếu, vừa không đủ năng lực, lún sụt đất do khai thác nước ngầm quá mức, triều cao khiến cho thành phố thường xuyên bị ngập. Cùng với đó, biến đối khí hậu cũng góp phần gây ngập tại thành phố.
Ông Frits Dirks, Trưởng nhóm tư vấn của Royal Haskoning, cho biết vấn đề cải thiện tình trạng ngập lụt tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm nhiều dự án thành phần và tương đối phức tạp. Cụ thể như mức độ lún đất tại thành phố khá lớn (2-3cm/năm), triều cường liên tục tăng cao với mức 1cm/năm gây nhiều cản trở về thoát nước. Mặt khác, tại Thành phố Hồ Chí Minh không gian cho nước đang bị thu hẹp, lưu lượng xả lớn hơn, mực nước các sông dâng cao cũng gây cản trở thoát nước.
Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có hai quy hoạch tổng thể liên quan đến vấn đề tiêu thoát nước gồm Quy hoạch thủy lợi chống ngập cho Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho Thành phố Hồ Chí Minh do JICA xây dựng. Cả hai quy hoạch này đều đã được Chính phủ phê duyệt.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Công, để giải quyết căn cơ và hiệu quả vấn đề chống ngập cho thành phố, cả hai quy hoạch nêu trên cần phải được xem xét, đánh giá trong khuôn khổ của một giải pháp tổng hợp bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như các giải pháp công trình, phi công trình, kinh tế xã hội, môi trường cũng như quy hoạch phát triển lâu dài của Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại hội thảo, các chuyên gia của Hà Lan và Việt Nam đã nêu ra những thực trạng và đưa ra những vấn đề chống ngập nước tại Thành phố Hồ Chí Minh.Theo các chuyên gia, chiến lược quản lý ngập tổng hợp rất quan trọng, góp phần tư vấn cho chính quyền thành phố trong việc ra quyết định để quản lý rủi ro ngập, quản lý nước đô thị một cách bền vững./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)