Ngày 26/9, tại phiên họp về tình hình Mali bên lề Hội nghị thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra tại thành phố New York, Mỹ, các nước thành viên của tổ chức đa phương này đã hé lộ những bất đồng về một giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài suốt sáu tháng qua tại quốc gia Tây Phi này.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Mali Mobido Diarra nhấn mạnh tình trạng bạo leo thang tại quốc gia này đang ngày càng trở thành mối đe dọa đối với nền hòa bình và an ninh quốc tế.
Ông hối thúc Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhất trí thành lập một lực lượng quân sự quốc tế do châu Phi đứng đầu nhằm giúp chống lại các phiến quân Hồi giáo đang kiểm soát miền Bắc Mali.
Cùng quan điểm với Thủ tướng Mali, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã kêu gọi Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn cấp nhằm nhanh chóng phê chuẩn lời kêu gọi của Mali về khả năng cho phép can thiệp quân sự vào nước này, đồng thời khẳng định Pari sẵn sàng cung cấp các hỗ trợ hậu cần và tình báo cho lực lương trên trong chiến dịch truy quét các nhóm phiến quân Hồi giáo vũ trang.
Trước sự hối thúc của Pháp và các nước châu Phi, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun lại bày tỏ thận trọng về việc thành lập một lực lượng quân sự quốc tế tại Mali
Theo ông Ban Ki-mun, bất cứ một hành động can thiệt quân sự đối với cuộc khủng hoảng tại miền Bắc Mali cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi điều này có thể dẫn đến những hậu quả nhân đạo nghiêm trọng.
Trong khi đó, nhấn mạnh cuộc khủng hoảng tại Mali đang là mối đe dọa đối với nền an ninh khu vực, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng các nỗ lực quốc tế cần tập trung vào việc giúp Mali có thể sớm tổ chức bầu cử để thành lập một chính quyền hợp pháp có thẩm quyền.
Theo bà Clinton, chỉ có chính phủ được bầu một cách dân chủ mới có thẩm quyền đạt được một thỏa thuận chính trị tại miền Bắc Mali, chấm dứt tình trạng bạo động cũng như phục hồi luật pháp.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ đồng thời cho rằng các nước cần hỗ trợ huấn luyện lực lượng quân đội Mali đủ mạnh để có thể đánh đuổi các phần tử cực đoan, bảo vệ nhân quyền và biên giới.
Trước đó, ngày 24/9, Mali đã gửi thư tới Liên hợp quốc chính thức đề nghị cơ quan này cho phép một lực lượng quân đội của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) giúp giành lại lãnh thổ từ tay các phiến quân Hồi giáo.
[Mali đề nghị các nước Tây Phi can thiệp quân sự]
ECOWAS từng thông báo khoảng 3.000 binh sĩ đã sẵn sàng đến hỗ trợ Mali, song họ cần sự chấp thuận của Liên hợp quốc.
Mali rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng từ tháng 3 khi các binh sĩ nổi loạn lật đổ Tổng thống được bầu Amadou Toumani Toure.
Tình trạng rối ren sau đó đã tạo điều kiện cho lực lượng phiến quân người Tuareg mở rộng kiểm soát các tỉnh sa mạc rộng lớn ở miền Bắc và tuyên bố ly khai, lập ra "Nhà nước Azawad" và áp đặt luật Hồi giáo Sharia./.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Mali Mobido Diarra nhấn mạnh tình trạng bạo leo thang tại quốc gia này đang ngày càng trở thành mối đe dọa đối với nền hòa bình và an ninh quốc tế.
Ông hối thúc Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhất trí thành lập một lực lượng quân sự quốc tế do châu Phi đứng đầu nhằm giúp chống lại các phiến quân Hồi giáo đang kiểm soát miền Bắc Mali.
Cùng quan điểm với Thủ tướng Mali, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã kêu gọi Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn cấp nhằm nhanh chóng phê chuẩn lời kêu gọi của Mali về khả năng cho phép can thiệp quân sự vào nước này, đồng thời khẳng định Pari sẵn sàng cung cấp các hỗ trợ hậu cần và tình báo cho lực lương trên trong chiến dịch truy quét các nhóm phiến quân Hồi giáo vũ trang.
Trước sự hối thúc của Pháp và các nước châu Phi, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun lại bày tỏ thận trọng về việc thành lập một lực lượng quân sự quốc tế tại Mali
Theo ông Ban Ki-mun, bất cứ một hành động can thiệt quân sự đối với cuộc khủng hoảng tại miền Bắc Mali cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi điều này có thể dẫn đến những hậu quả nhân đạo nghiêm trọng.
Trong khi đó, nhấn mạnh cuộc khủng hoảng tại Mali đang là mối đe dọa đối với nền an ninh khu vực, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng các nỗ lực quốc tế cần tập trung vào việc giúp Mali có thể sớm tổ chức bầu cử để thành lập một chính quyền hợp pháp có thẩm quyền.
Theo bà Clinton, chỉ có chính phủ được bầu một cách dân chủ mới có thẩm quyền đạt được một thỏa thuận chính trị tại miền Bắc Mali, chấm dứt tình trạng bạo động cũng như phục hồi luật pháp.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ đồng thời cho rằng các nước cần hỗ trợ huấn luyện lực lượng quân đội Mali đủ mạnh để có thể đánh đuổi các phần tử cực đoan, bảo vệ nhân quyền và biên giới.
Trước đó, ngày 24/9, Mali đã gửi thư tới Liên hợp quốc chính thức đề nghị cơ quan này cho phép một lực lượng quân đội của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) giúp giành lại lãnh thổ từ tay các phiến quân Hồi giáo.
[Mali đề nghị các nước Tây Phi can thiệp quân sự]
ECOWAS từng thông báo khoảng 3.000 binh sĩ đã sẵn sàng đến hỗ trợ Mali, song họ cần sự chấp thuận của Liên hợp quốc.
Mali rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng từ tháng 3 khi các binh sĩ nổi loạn lật đổ Tổng thống được bầu Amadou Toumani Toure.
Tình trạng rối ren sau đó đã tạo điều kiện cho lực lượng phiến quân người Tuareg mở rộng kiểm soát các tỉnh sa mạc rộng lớn ở miền Bắc và tuyên bố ly khai, lập ra "Nhà nước Azawad" và áp đặt luật Hồi giáo Sharia./.
(TTXVN)