Ngày 21/1, phát biểu tại thủ đô Damascus của Syria, Giám đốc Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), John Ging nhận định tình hình nhân đạo tại quốc gia Trung Đông này ngày càng tồi tệ và "kinh hoàng."
Theo ông John Ging, đã có 519 triệu USD được giải ngân để trợ giúp các nhu cầu nhân đạo tại Syria song tài trợ chỉ đáp ứng 50% số kinh phí này. Quan chức này khẩn thiết kêu gọi các cường quốc có ảnh hưởng chính trị giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài tại Syria và các bên xung đột cần ngừng ngay hành động "tàn phá đất nước."
Liên hợp quốc ước tính khoảng 4 triệu người Syria đang cần viện trợ nhân đạo khẩn cấp, trong đó 2 triệu người rơi vào tình trạng không nhà cửa và hơn 650.000 người phải tị nạn tại các nước láng giềng ở Bắc Phi hoặc châu Âu.
Trong khi phái đoàn OCHA do ông John Ging đứng đầu đang có chuyến thăm Syria và khảo sát tình hình nhân đạo ở một số địa phương, bạo lực vẫn không lắng dịu.
Ngày 21/1 tiếp tục là một ngày đẫm máu với hàng loạt vụ nổ, đánh bom liều chết. Nghiêm trọng nhất là một vụ đánh bom liều chết bằng ôtô ở tỉnh miền Trung Hama làm ít nhất 25 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương. Vụ tấn công này nhằm vào trụ sở của một ủy ban địa phương ủng hộ chính phủ tại thành phố Salamieh.
Đánh bom xe tại Syria, hàng chục người thiệt mạng
Theo Tổ chức giám sát nhân quyền Syria (SOHR-trụ sở tại Anh), hàng chục thành viên ủy ban trên đã thiệt mạng trong vụ đánh bom này. Truyền hình quốc gia Syria đã mạnh mẽ lên án vụ đánh bom, coi đây là hành động "tàn sát dã man" trong khi nhiều phương tiện truyền thông khác kêu gọi người dân hiến máu giúp đỡ những nạn nhân bị thương.
Tại thủ đô Damascus, một vụ nổ xảy ra ở quận Mushru Dummar làm hư hại nhiều tài sản nhưng không gây thương vong. Giao tranh giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy cũng diễn ra ở một số địa điểm. Theo các nguồn tin, số người thiệt mạng tại Syria trong ngày 21/1 là ít nhất 92 người trong khi SOHR cho rằng có tới 142 trường hợp tử vong.
Trong bối cảnh cuộc xung đột tại Syria vẫn tiếp diễn trầm trọng, ngày 21/1, Tổng thư ký Liên đoàn Arập (AL) Nabil al-Arabi bày tỏ thất vọng về sứ mệnh tìm kiếm giải pháp hòa bình của đặc phái viên quốc tế Lakhdar Brahimi. Theo đánh giá của người đứng đầu AL, sứ mệnh này cho đến giờ thậm chí vẫn chưa tạo được một "hy vọng yếu ớt" nào về khả năng chấm dứt giao tranh ở Syria.
Tổng thư ký AL Arabi đề nghị các nhà lãnh đạo Arập kêu gọi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc họp khẩn và đưa ra một nghị quyết áp đặt lệnh ngừng bắn để ngăn chặn đổ máu đã quá nhiều tại Syria.
Ngày 21/1, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã có cuộc gặp với đặc phái viên hòa bình Liên hợp quốc-AL Brahimi. Cả hai đều mạnh mẽ lên án tình trạng bạo lực tại Syria, đồng thời bày tỏ thất vọng khi các cường quốc không nhất trí được quan điểm về cuộc chiến để đưa các bên liên quan ngồi vào bàn thương lượng.
Tổng thư ký Liên hợp quốc cũng như đặc phái viên quốc tế chỉ trích các cường quốc "bên ngoài" cung cấp vũ khí cho hai bên xung đột tại Syria. Sau cuộc gặp ông Ban Ki-moon, nhà ngoại giao Brahimi có cuộc điện đàm với Tổng thư ký AL Arabi và dự kiến ngày 29/1 ông sẽ báo cáo về tình hình Syria tại HĐBA Liên hợp quốc.
Trong khi đó, ngày 21/1, Chính phủ Nga thông báo sẽ triển khai hai máy bay tới Lebanon để sơ tán công dân Nga khỏi Syria, động thái cho thấy Mátxcơva đang lo ngại về tình hình an ninh ngày càng nghiêm trọng tại đây.
Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết hai máy bay của Nga dự kiến sẽ bay tới Beirus vào ngày 22/1 để đưa hơn 100 công dân Nga ra khỏi Syria. Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga thông báo nước này có kế hoạch khẩn cấp sơ tán hàng trăm công dân Nga khỏi Syria và có thể sử dụng cả đường không, đường thủy cho hoạt động này./.
Theo ông John Ging, đã có 519 triệu USD được giải ngân để trợ giúp các nhu cầu nhân đạo tại Syria song tài trợ chỉ đáp ứng 50% số kinh phí này. Quan chức này khẩn thiết kêu gọi các cường quốc có ảnh hưởng chính trị giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài tại Syria và các bên xung đột cần ngừng ngay hành động "tàn phá đất nước."
Liên hợp quốc ước tính khoảng 4 triệu người Syria đang cần viện trợ nhân đạo khẩn cấp, trong đó 2 triệu người rơi vào tình trạng không nhà cửa và hơn 650.000 người phải tị nạn tại các nước láng giềng ở Bắc Phi hoặc châu Âu.
Trong khi phái đoàn OCHA do ông John Ging đứng đầu đang có chuyến thăm Syria và khảo sát tình hình nhân đạo ở một số địa phương, bạo lực vẫn không lắng dịu.
Ngày 21/1 tiếp tục là một ngày đẫm máu với hàng loạt vụ nổ, đánh bom liều chết. Nghiêm trọng nhất là một vụ đánh bom liều chết bằng ôtô ở tỉnh miền Trung Hama làm ít nhất 25 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương. Vụ tấn công này nhằm vào trụ sở của một ủy ban địa phương ủng hộ chính phủ tại thành phố Salamieh.
Đánh bom xe tại Syria, hàng chục người thiệt mạng
Theo Tổ chức giám sát nhân quyền Syria (SOHR-trụ sở tại Anh), hàng chục thành viên ủy ban trên đã thiệt mạng trong vụ đánh bom này. Truyền hình quốc gia Syria đã mạnh mẽ lên án vụ đánh bom, coi đây là hành động "tàn sát dã man" trong khi nhiều phương tiện truyền thông khác kêu gọi người dân hiến máu giúp đỡ những nạn nhân bị thương.
Tại thủ đô Damascus, một vụ nổ xảy ra ở quận Mushru Dummar làm hư hại nhiều tài sản nhưng không gây thương vong. Giao tranh giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy cũng diễn ra ở một số địa điểm. Theo các nguồn tin, số người thiệt mạng tại Syria trong ngày 21/1 là ít nhất 92 người trong khi SOHR cho rằng có tới 142 trường hợp tử vong.
Trong bối cảnh cuộc xung đột tại Syria vẫn tiếp diễn trầm trọng, ngày 21/1, Tổng thư ký Liên đoàn Arập (AL) Nabil al-Arabi bày tỏ thất vọng về sứ mệnh tìm kiếm giải pháp hòa bình của đặc phái viên quốc tế Lakhdar Brahimi. Theo đánh giá của người đứng đầu AL, sứ mệnh này cho đến giờ thậm chí vẫn chưa tạo được một "hy vọng yếu ớt" nào về khả năng chấm dứt giao tranh ở Syria.
Tổng thư ký AL Arabi đề nghị các nhà lãnh đạo Arập kêu gọi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc họp khẩn và đưa ra một nghị quyết áp đặt lệnh ngừng bắn để ngăn chặn đổ máu đã quá nhiều tại Syria.
Ngày 21/1, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã có cuộc gặp với đặc phái viên hòa bình Liên hợp quốc-AL Brahimi. Cả hai đều mạnh mẽ lên án tình trạng bạo lực tại Syria, đồng thời bày tỏ thất vọng khi các cường quốc không nhất trí được quan điểm về cuộc chiến để đưa các bên liên quan ngồi vào bàn thương lượng.
Tổng thư ký Liên hợp quốc cũng như đặc phái viên quốc tế chỉ trích các cường quốc "bên ngoài" cung cấp vũ khí cho hai bên xung đột tại Syria. Sau cuộc gặp ông Ban Ki-moon, nhà ngoại giao Brahimi có cuộc điện đàm với Tổng thư ký AL Arabi và dự kiến ngày 29/1 ông sẽ báo cáo về tình hình Syria tại HĐBA Liên hợp quốc.
Trong khi đó, ngày 21/1, Chính phủ Nga thông báo sẽ triển khai hai máy bay tới Lebanon để sơ tán công dân Nga khỏi Syria, động thái cho thấy Mátxcơva đang lo ngại về tình hình an ninh ngày càng nghiêm trọng tại đây.
Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết hai máy bay của Nga dự kiến sẽ bay tới Beirus vào ngày 22/1 để đưa hơn 100 công dân Nga ra khỏi Syria. Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga thông báo nước này có kế hoạch khẩn cấp sơ tán hàng trăm công dân Nga khỏi Syria và có thể sử dụng cả đường không, đường thủy cho hoạt động này./.
(TTXVN)