Tại lễ đốt nến tưởng niệm lần thứ 16 những nạn nhân của tội ác diệt chủng ở Rwanda, Liên hợp quốc khẳng định quyết tâm đem lại công lý cho các nạn nhân của tội ác này và các tội chống nhân loại khác.
Phó Tổng Thư ký thứ nhất của Liên hợp quốc, bà Asha-Rose Migiro nhấn mạnh Liên hợp quốc cam kết không chỉ đảm bảo công lý cho 800 nghìn nạn nhân bị tàn sát ở Rwanda mà còn rút ra những bài học cần thiết cho các chiến dịch của tổ chức này nhằm bảo vệ quyền con người và hành động ngăn chặn những tội ác này tái diễn trong tương lai.
Bà Asha-Rose Migiro nêu rõ các chương trình của Liên hợp quốc nhằm hỗ trợ những nạn nhân sống sót của cuộc tàn sát cũng đã góp phần tái thiết Rwanda.
Hưởng ứng báo cáo của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tại Đại hội đồng về trách nhiệm bảo vệ, cộng đồng quốc tế đã kiên quyết và đoàn kết chống các tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại và thanh lọc sắc tộc.
Các phán quyết của Tòa án hình sự quốc tế về Rwanda là minh chứng cho cam kết này của Liên hợp quốc. Những kẻ gây tội ác không thể tránh khỏi trừng phạt dù tội ác đó xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới./.
Phó Tổng Thư ký thứ nhất của Liên hợp quốc, bà Asha-Rose Migiro nhấn mạnh Liên hợp quốc cam kết không chỉ đảm bảo công lý cho 800 nghìn nạn nhân bị tàn sát ở Rwanda mà còn rút ra những bài học cần thiết cho các chiến dịch của tổ chức này nhằm bảo vệ quyền con người và hành động ngăn chặn những tội ác này tái diễn trong tương lai.
Bà Asha-Rose Migiro nêu rõ các chương trình của Liên hợp quốc nhằm hỗ trợ những nạn nhân sống sót của cuộc tàn sát cũng đã góp phần tái thiết Rwanda.
Hưởng ứng báo cáo của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tại Đại hội đồng về trách nhiệm bảo vệ, cộng đồng quốc tế đã kiên quyết và đoàn kết chống các tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại và thanh lọc sắc tộc.
Các phán quyết của Tòa án hình sự quốc tế về Rwanda là minh chứng cho cam kết này của Liên hợp quốc. Những kẻ gây tội ác không thể tránh khỏi trừng phạt dù tội ác đó xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới./.
(TTXVN/Vietnam+)