Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi thế giới cùng hành động để thúc đẩy tiến bộ đã đạt được cho đến nay nhằm tiến tới loại trừ hoàn toàn vũ khí hóa học trên toàn cầu và thực thi đầy đủ Công ước quốc tế cấm sử dụng và tàng trữ loại vũ khí này.
Lời kêu gọi của ông Ban Ki-moon nằm trong thông điệp nhân "Ngày tưởng nhớ tất cả các nạn nhân chiến tranh hóa học" (29/4) hàng năm.
Ông cho rằng, ngày tưởng niệm hàng năm nhân ngày Công ước về vũ khí hóa học có hiệu lực toàn cầu năm 1997 là cơ hội để tưởng nhớ các nạn nhân của chiến tranh hóa học và tái khẳng định sự lên án của cộng đồng quốc tế đối với loại vũ khí vô nhân đạo này.
Công ước về vũ khí hóa học được 188 nước phê chuẩn thể hiện quyết tâm của các nước và nhân dân thế giới loại bỏ hoàn toàn và vĩnh viễn mối đe dọa này, đồng thời thúc đẩy một thế giới chỉ sử dụng hóa học vì lợi ích của con người.
Trên tinh thần này, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố năm 2011 là Năm quốc tế hóa học để tôn vinh hóa học là khoa học của hòa bình và tiến bộ.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, hơn 65% tác nhân chiến tranh hóa học đã được phá hủy có kiểm chứng.
Ba nước đã phá hủy hoàn toàn các kho vũ khí hóa học và những nước còn sở hữu loại vũ khí này cũng đang hành động theo mục tiêu trên.
90% năng lực sản xuất vũ khí hóa học đã được chuyển sang phục vụ các mục đích hòa bình.
Chế độ không phổ biến vũ khí hóa học theo Công ước về vũ khí hóa học đã và đang có hiệu lực, với hơn 2.000 cuộc thanh tra hàng năm được tiến hành ở các nhà máy công nghiệp cùng với những cơ chế giám sát theo dõi hoạt động xuất và nhập khẩu các chất hóa học độc hại.
Hầu như tất cả các nước thành viên của Công ước đã thiết lập những cơ chế quốc gia để đảm bảo việc thực thi đầy đủ và hiệu quả các nghĩa vụ theo Công ước./.
Lời kêu gọi của ông Ban Ki-moon nằm trong thông điệp nhân "Ngày tưởng nhớ tất cả các nạn nhân chiến tranh hóa học" (29/4) hàng năm.
Ông cho rằng, ngày tưởng niệm hàng năm nhân ngày Công ước về vũ khí hóa học có hiệu lực toàn cầu năm 1997 là cơ hội để tưởng nhớ các nạn nhân của chiến tranh hóa học và tái khẳng định sự lên án của cộng đồng quốc tế đối với loại vũ khí vô nhân đạo này.
Công ước về vũ khí hóa học được 188 nước phê chuẩn thể hiện quyết tâm của các nước và nhân dân thế giới loại bỏ hoàn toàn và vĩnh viễn mối đe dọa này, đồng thời thúc đẩy một thế giới chỉ sử dụng hóa học vì lợi ích của con người.
Trên tinh thần này, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố năm 2011 là Năm quốc tế hóa học để tôn vinh hóa học là khoa học của hòa bình và tiến bộ.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, hơn 65% tác nhân chiến tranh hóa học đã được phá hủy có kiểm chứng.
Ba nước đã phá hủy hoàn toàn các kho vũ khí hóa học và những nước còn sở hữu loại vũ khí này cũng đang hành động theo mục tiêu trên.
90% năng lực sản xuất vũ khí hóa học đã được chuyển sang phục vụ các mục đích hòa bình.
Chế độ không phổ biến vũ khí hóa học theo Công ước về vũ khí hóa học đã và đang có hiệu lực, với hơn 2.000 cuộc thanh tra hàng năm được tiến hành ở các nhà máy công nghiệp cùng với những cơ chế giám sát theo dõi hoạt động xuất và nhập khẩu các chất hóa học độc hại.
Hầu như tất cả các nước thành viên của Công ước đã thiết lập những cơ chế quốc gia để đảm bảo việc thực thi đầy đủ và hiệu quả các nghĩa vụ theo Công ước./.
(TTXVN/Vietnam+)