Trong thông điệp khép lại năm 2001 hướng đến năm 2012, ngày 30/12, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Nassir Abdulaziz Al-Nasser đã hối thúc các nước thành viên đoàn kết hơn nữa trong năm 2012 và đưa ra bốn vấn đề trọng tâm Liên hợp quốc cần tập trung trong thời gian còn lại của Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 66.
Trọng tâm đầu tiên đó là Liên hợp quốc và các nước thành viên phải tham gia giải quyết hòa bình các tranh chấp, đặc biệt là tại Trung Đông. Thứ hai, đó là vấn đề cải cách và cải tổ Liên hợp quốc.
Theo Chủ tịch Al-Nasser, cải tổ là cần thiết để phản ánh được những thực tế của thế kỷ 21 và đảm bảo được tính hiệu quả của Liên hợp quốc.
Ngoài các cuộc đàm phán liên chính về cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đang diễn ra cũng cần phải chú trọng tới đổi mới Đại Hội đồng Liên hợp quốc và những hoạt động khác để nâng cao sức mạnh của hệ thống Liên hợp quốc.
Các quốc gia thành viên cần thể hiện thiện chí cần thiết để có thể tạo ra những điểm đồng thuận và sự thỏa hiệp trong việc ủng hộ những lợi ích chung.
Trọng tâm thứ ba đó là nâng cao nỗ lực trong việc cải thiện khả năng phòng chống và đối phó với những thiên tai. Theo Chủ tịch Al-Nasser, trong năm qua, thế giới đã chứng kiến các thảm họa kinh hoàng như động đất và sóng thần tại Nhật Bản, lũ lụt tại Thái Lan, Philippines và một số quốc gia châu Á khác.
Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chia sẽ các bài học và cải thiện các hệ thống cảnh báo và phản ứng nhanh trên toàn thế gới, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn cần phải cố gắng hơn trong việc thực hiện các chính sách và biện pháp có thể giúp giảm thiểu tác động của thiên tai, cũng như giải quyết và ngăn chặn những thảm hoạ do con người gây ra.
Thúc đẩy phát triển bền vững và sự thịnh vượng chung trên toàn cầu là trọng tâm cuối cùng.
Chủ tịch Al-Nasser nêu rõ, cộng đồng quốc tế cần cố gắng thực hiện các biện pháp đối phó hiệu quả với những thách thức cấp bách về xã hội, kinh tế và môi trường hiện nay.
Liên quan đến vấn đề này, Hội nghị về phát triển bền vững của Liên hợp quốc (Rio+20) diễn ra vào tháng 6/2012 sẽ là một diễn đàn quốc tế quan trọng, nơi các quốc gia thành viên sẵn sàng cùng nhau tìm ra giải pháp lâu dài cho những thách thức về phát triển mà thế giới đang phải đối mặt./.
Trọng tâm đầu tiên đó là Liên hợp quốc và các nước thành viên phải tham gia giải quyết hòa bình các tranh chấp, đặc biệt là tại Trung Đông. Thứ hai, đó là vấn đề cải cách và cải tổ Liên hợp quốc.
Theo Chủ tịch Al-Nasser, cải tổ là cần thiết để phản ánh được những thực tế của thế kỷ 21 và đảm bảo được tính hiệu quả của Liên hợp quốc.
Ngoài các cuộc đàm phán liên chính về cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đang diễn ra cũng cần phải chú trọng tới đổi mới Đại Hội đồng Liên hợp quốc và những hoạt động khác để nâng cao sức mạnh của hệ thống Liên hợp quốc.
Các quốc gia thành viên cần thể hiện thiện chí cần thiết để có thể tạo ra những điểm đồng thuận và sự thỏa hiệp trong việc ủng hộ những lợi ích chung.
Trọng tâm thứ ba đó là nâng cao nỗ lực trong việc cải thiện khả năng phòng chống và đối phó với những thiên tai. Theo Chủ tịch Al-Nasser, trong năm qua, thế giới đã chứng kiến các thảm họa kinh hoàng như động đất và sóng thần tại Nhật Bản, lũ lụt tại Thái Lan, Philippines và một số quốc gia châu Á khác.
Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chia sẽ các bài học và cải thiện các hệ thống cảnh báo và phản ứng nhanh trên toàn thế gới, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn cần phải cố gắng hơn trong việc thực hiện các chính sách và biện pháp có thể giúp giảm thiểu tác động của thiên tai, cũng như giải quyết và ngăn chặn những thảm hoạ do con người gây ra.
Thúc đẩy phát triển bền vững và sự thịnh vượng chung trên toàn cầu là trọng tâm cuối cùng.
Chủ tịch Al-Nasser nêu rõ, cộng đồng quốc tế cần cố gắng thực hiện các biện pháp đối phó hiệu quả với những thách thức cấp bách về xã hội, kinh tế và môi trường hiện nay.
Liên quan đến vấn đề này, Hội nghị về phát triển bền vững của Liên hợp quốc (Rio+20) diễn ra vào tháng 6/2012 sẽ là một diễn đàn quốc tế quan trọng, nơi các quốc gia thành viên sẵn sàng cùng nhau tìm ra giải pháp lâu dài cho những thách thức về phát triển mà thế giới đang phải đối mặt./.
(TTXVN/Vietnam+)