Ngày 14/2, Argentina đã chính thức chấp thuận vai trò của Liên hợp quốc làm trung gian hòa giải để tìm ra một giải pháp hòa bình trong xung đột với Anh về chủ quyền tại quần đảo Malvinas mà Anh gọi là Falkland.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Argentina cho biết nước này chấp thuận và bày tỏ quan tâm đến các sáng kiến cũng như đề xuất của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Nassir Abdulaziz Al-Nasser nhằm tìm ra một giải pháp hòa bình và đề nghị ông Al-Nasser chuyển đến phía Anh quan điểm trên của mình.
Liên hợp quốc đưa ra đề xuất làm trung gian hòa giải sau khi Argentina đệ đơn lên tổ chức này hồi đầu tháng cáo buộc Anh đang "quân sự hóa" vùng biển Malvinas và Nam Đại Tây Dương. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi cả hai bên tránh làm tình hình thêm căng thẳng trong bối cảnh sắp tới dấu mốc kỷ niệm 30 năm nổ ra cuộc chiến tranh Malvinas (tháng 4/1982).
[Anh điều tàu ngầm có vũ khí hạt nhân tới Malvinas]
Trong những tuần gần đây, Buenos Aires gia tăng nỗ lực ngoại giao để tìm kiếm sự ủng hộ trong tranh chấp chủ quyền của mình tại quần đảo Malvinas và đã đạt được sự đồng thuận của các nước thuộc Liên minh các nước Nam Mỹ (UNASUR) và Liên minh Bolivar cho châu Mỹ (ALBA).
Quần đảo Malvinas nằm cách bờ biển Argentina khoảng 650km và cách Anh gần 8.000km, với tổng diện tích khả thi cho khai thác dầu khí lên tới 400.000km2. Quần đảo này bị quân đội Anh chiếm bằng vũ lực năm 1833.
Năm 1982, Argentina đã tấn công quân đội đồn trú của Anh và chiếm lại được quần đảo này trong 74 ngày, nhưng sau đó lại bị đánh bại. Cuộc xung đột vũ trang này đã cướp đi sinh mạng của 649 binh sỹ Argentina và 255 lính Anh.
Đến nay, Liên hợp quốc đã ra nhiều nghị quyết yêu cầu hai nước tìm biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp, tuy nhiên London cho rằng không tồn tại tranh chấp về chủ quyền tại vùng lãnh thổ này./.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Argentina cho biết nước này chấp thuận và bày tỏ quan tâm đến các sáng kiến cũng như đề xuất của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Nassir Abdulaziz Al-Nasser nhằm tìm ra một giải pháp hòa bình và đề nghị ông Al-Nasser chuyển đến phía Anh quan điểm trên của mình.
Liên hợp quốc đưa ra đề xuất làm trung gian hòa giải sau khi Argentina đệ đơn lên tổ chức này hồi đầu tháng cáo buộc Anh đang "quân sự hóa" vùng biển Malvinas và Nam Đại Tây Dương. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi cả hai bên tránh làm tình hình thêm căng thẳng trong bối cảnh sắp tới dấu mốc kỷ niệm 30 năm nổ ra cuộc chiến tranh Malvinas (tháng 4/1982).
[Anh điều tàu ngầm có vũ khí hạt nhân tới Malvinas]
Trong những tuần gần đây, Buenos Aires gia tăng nỗ lực ngoại giao để tìm kiếm sự ủng hộ trong tranh chấp chủ quyền của mình tại quần đảo Malvinas và đã đạt được sự đồng thuận của các nước thuộc Liên minh các nước Nam Mỹ (UNASUR) và Liên minh Bolivar cho châu Mỹ (ALBA).
Quần đảo Malvinas nằm cách bờ biển Argentina khoảng 650km và cách Anh gần 8.000km, với tổng diện tích khả thi cho khai thác dầu khí lên tới 400.000km2. Quần đảo này bị quân đội Anh chiếm bằng vũ lực năm 1833.
Năm 1982, Argentina đã tấn công quân đội đồn trú của Anh và chiếm lại được quần đảo này trong 74 ngày, nhưng sau đó lại bị đánh bại. Cuộc xung đột vũ trang này đã cướp đi sinh mạng của 649 binh sỹ Argentina và 255 lính Anh.
Đến nay, Liên hợp quốc đã ra nhiều nghị quyết yêu cầu hai nước tìm biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp, tuy nhiên London cho rằng không tồn tại tranh chấp về chủ quyền tại vùng lãnh thổ này./.
(TTXVN/Vietnam+)