Đại hội đồng Liên hợp quốc mới đây đã thông qua bản dự trù ngân sách trị giá 7,5 tỷ USD cho hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong năm tài chính mới, bắt đầu từ tháng 7/2013.
Khoản ngân sách nói trên sẽ được dùng để chi trả cho tất cả các hoạt động của các phái bộ gìn giữ hòa bình thuộc Liên hợp quốc, đang có mặt tại 14 địa điểm trên thế giới, với sứ mệnh ngăn chặn xung đột, giữ gìn hòa bình, trật tự an ninh, bảo vệ dân thường và tái thiết sau xung đột.
Như vậy, trong tài khóa sắp tới, khoản chi cho hoạt động này của Liên hợp quốc tăng 200 triệu USD so với tài khóa trước đó.
Nhật Bản hiện là quốc gia đóng góp tài chính nhiều nhất cho hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, chiếm 11%, tiếp sau là Mỹ.
Ngân sách cho hoạt động gìn giữ hòa bình kể từ sau Chiến tranh Lạnh đã đột ngột tăng. Trong những thập kỷ 1990, chi phí hàng năm cho hoạt động này đã tăng lên mức 3,6 tỷ USD, chủ yếu cho các hoạt động gìn giữ hòa bình tại Nam Tư cũ và Somalia.
Vài năm gần đây, tổng chi phí cho hoạt động này của Liên hợp quốc trung bình là 5,3 tỷ USD.
Kể từ khi bắt đầu triển khai hoạt động gìn giữ hòa bình vào năm 1948, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã phát triển và trở thành một trong những công cụ chính được cộng đồng quốc tế huy động để giải quyết các cuộc khủng hoảng đe dọa tới hòa bình và an ninh quốc tế.
Năm 1988, lực lượng "mũ nồi xanh" này đã được vinh dự nhận Giải Nobel Hòa bình. Hiện nay, 116 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã đóng góp nhân viên cảnh sát và quân đội cho 15 phái bộ hoạt động gìn giữ hòa bình trên toàn thế giới.
Con số này phản ánh niềm tin của cộng đồng quốc tế vào khả năng của các cơ quan thuộc Liên hợp quốc trong việc thực thi các hoạt động khôi phục và duy trì hòa bình và an ninh cho người dân trên toàn thế giới./.
Khoản ngân sách nói trên sẽ được dùng để chi trả cho tất cả các hoạt động của các phái bộ gìn giữ hòa bình thuộc Liên hợp quốc, đang có mặt tại 14 địa điểm trên thế giới, với sứ mệnh ngăn chặn xung đột, giữ gìn hòa bình, trật tự an ninh, bảo vệ dân thường và tái thiết sau xung đột.
Như vậy, trong tài khóa sắp tới, khoản chi cho hoạt động này của Liên hợp quốc tăng 200 triệu USD so với tài khóa trước đó.
Nhật Bản hiện là quốc gia đóng góp tài chính nhiều nhất cho hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, chiếm 11%, tiếp sau là Mỹ.
Ngân sách cho hoạt động gìn giữ hòa bình kể từ sau Chiến tranh Lạnh đã đột ngột tăng. Trong những thập kỷ 1990, chi phí hàng năm cho hoạt động này đã tăng lên mức 3,6 tỷ USD, chủ yếu cho các hoạt động gìn giữ hòa bình tại Nam Tư cũ và Somalia.
Vài năm gần đây, tổng chi phí cho hoạt động này của Liên hợp quốc trung bình là 5,3 tỷ USD.
Kể từ khi bắt đầu triển khai hoạt động gìn giữ hòa bình vào năm 1948, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã phát triển và trở thành một trong những công cụ chính được cộng đồng quốc tế huy động để giải quyết các cuộc khủng hoảng đe dọa tới hòa bình và an ninh quốc tế.
Năm 1988, lực lượng "mũ nồi xanh" này đã được vinh dự nhận Giải Nobel Hòa bình. Hiện nay, 116 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã đóng góp nhân viên cảnh sát và quân đội cho 15 phái bộ hoạt động gìn giữ hòa bình trên toàn thế giới.
Con số này phản ánh niềm tin của cộng đồng quốc tế vào khả năng của các cơ quan thuộc Liên hợp quốc trong việc thực thi các hoạt động khôi phục và duy trì hòa bình và an ninh cho người dân trên toàn thế giới./.
(TTXVN)