Ngày 9/9, Liên hợp quốc đã trang trọng tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm ngày xảy ra các vụ khủng bố 11/9 nhằm vào nước Mỹ làm gần 3.000 người thiệt mạng.
Nhân dịp này, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã một lần nữa hối thúc cộng đồng quốc tế ký Công ước toàn diện toàn cầu chống khủng bố.
Phát biểu tại lễ tưởng niệm, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Joseph Deiss khẳng định thế giới không thể quên sự kiện 11/9 và lễ tưởng niệm là nhằm thể hiện sự tiếc thương, tinh thần đoàn kết với tất cả các nạn nhân của các hành động khủng bố trên khắp thế giới.
Chủ tịch Deiss cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có những hành động toàn cầu trong công cuộc chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Ông nhấn mạnh chủ nghĩa khủng bố quốc tế là "sự vi phạm không thể chấp nhận được" các mục tiêu và nguyên tắc, cũng như các quan niệm về hòa bình, an ninh và tình hữu nghị giữa con người với nhau của Liên hợp quốc.
Trong khi đó, Tổng Thư ký Ban Ki-moon cũng cho rằng cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 đã buộc Liên hợp quốc phải sơ tán và ông đã soạn thảo một nghị quyết khẩn cấp của Đại Hội đồng lên án mạnh mẽ chủ nghĩa khủng bố với mục tiêu là tiến tới Công ước toàn diện chống khủng bố.
Tuy nhiên, công ước này cho đến nay vẫn chưa được soạn thảo vì những bất đồng giữa các nước thành viên Liên hợp quốc về định nghĩa một tổ chức khủng bố và phấn tử khủng bố. Thay vào đó, năm 2001, Liên hợp quốc đã thành lập Ủy ban chống khủng bố bao gồm các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để giám sát các nỗ lực toàn cầu chống khủng bố và năm 2005, Hội đồng Bảo an đã thông qua nghị quyết yêu cầu các nước thành viên Liên hợp quốc không cho phép các phần tử khủng bố có nơi trú ẩn an toàn nào trên toàn thế giới.
Cho đến nay, Liên hợp quốc đã có hơn 13 hiệp ước liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, đánh bom, bắt cóc, sử dụng vũ khí giết người hàng loạt nhưng Công ước toàn diện toàn cầu thống nhất tất cả các khía cạnh chống khủng bố và cung cấp động lực mới chống lại mối đe dọa này ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt sau cuộc đánh bom trụ sở phái đoàn Liên hợp quốc mới đây ở Nigeria, gây tổn thất lớn chưa từng thấy về người trong lịch sử tổ chức này./.
Nhân dịp này, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã một lần nữa hối thúc cộng đồng quốc tế ký Công ước toàn diện toàn cầu chống khủng bố.
Phát biểu tại lễ tưởng niệm, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Joseph Deiss khẳng định thế giới không thể quên sự kiện 11/9 và lễ tưởng niệm là nhằm thể hiện sự tiếc thương, tinh thần đoàn kết với tất cả các nạn nhân của các hành động khủng bố trên khắp thế giới.
Chủ tịch Deiss cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có những hành động toàn cầu trong công cuộc chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Ông nhấn mạnh chủ nghĩa khủng bố quốc tế là "sự vi phạm không thể chấp nhận được" các mục tiêu và nguyên tắc, cũng như các quan niệm về hòa bình, an ninh và tình hữu nghị giữa con người với nhau của Liên hợp quốc.
Trong khi đó, Tổng Thư ký Ban Ki-moon cũng cho rằng cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 đã buộc Liên hợp quốc phải sơ tán và ông đã soạn thảo một nghị quyết khẩn cấp của Đại Hội đồng lên án mạnh mẽ chủ nghĩa khủng bố với mục tiêu là tiến tới Công ước toàn diện chống khủng bố.
Tuy nhiên, công ước này cho đến nay vẫn chưa được soạn thảo vì những bất đồng giữa các nước thành viên Liên hợp quốc về định nghĩa một tổ chức khủng bố và phấn tử khủng bố. Thay vào đó, năm 2001, Liên hợp quốc đã thành lập Ủy ban chống khủng bố bao gồm các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để giám sát các nỗ lực toàn cầu chống khủng bố và năm 2005, Hội đồng Bảo an đã thông qua nghị quyết yêu cầu các nước thành viên Liên hợp quốc không cho phép các phần tử khủng bố có nơi trú ẩn an toàn nào trên toàn thế giới.
Cho đến nay, Liên hợp quốc đã có hơn 13 hiệp ước liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, đánh bom, bắt cóc, sử dụng vũ khí giết người hàng loạt nhưng Công ước toàn diện toàn cầu thống nhất tất cả các khía cạnh chống khủng bố và cung cấp động lực mới chống lại mối đe dọa này ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt sau cuộc đánh bom trụ sở phái đoàn Liên hợp quốc mới đây ở Nigeria, gây tổn thất lớn chưa từng thấy về người trong lịch sử tổ chức này./.
(TTXVN/Vietnam+)