Liên hợp quốc mong muốn vắcxin phòng bệnh COVID-19 sẽ được chia sẻ

Liên hợp quốc cho rằng việc chia sẻ vắcxin không chỉ là vì lý do đạo đức mà còn vì "không ai trong chúng ta an toàn cho đến khi tất cả mọi người trong chúng ta an toàn."
Liên hợp quốc mong muốn vắcxin phòng bệnh COVID-19 sẽ được chia sẻ ảnh 1Vắcxin phòng bệnh COVID-19 được nghiên cứu tại công ty dược phẩm Sinovac ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/3/2020. (Nguồn: THX/TTXVN)

Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Stephane Dujarric, ngày 20/4 cho biết Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres mong muốn một loại vắcxin phòng bệnh COVID-19 sẵn sàng cho tất cả mọi người trên khắp thế giới.

Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc dẫn lời người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh: “Vắcxin cần phải sẵn sàng sử dụng cho tất cả mọi người, đó không chỉ là vì lý do đạo đức mà không ai trong chúng ta an toàn cho đến khi tất cả mọi người trong chúng ta an toàn.”

[Đức trả chi phí điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 đến từ các nước EU]

Trong cuộc họp báo trực tuyến, ông Stephane Dujarric cho rằng: “Có sự cạnh tranh giữa các nhà phát triển vắcxin là tốt, nếu có sự hợp tác cùng nhau thậm chí còn tốt hơn. Tôi nghĩ điều quan trọng là khi chúng ta có một loại vắcxin có hiệu quả, đó là loại vắcxin sẵn sàng sử dụng cho tất cả mọi người.”

Người phát ngôn cho biết Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã liên lạc với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - cơ quan chỉ đạo và điều phối y tế toàn cầu trong hệ thống Liên hợp quốc về vấn đề này.

Ông Stephane Dujarric nhấn mạnh Liên hợp quốc mong muốn đảm bảo vắcxin không làm trầm trọng thêm các vấn đề bất bình đẳng và sẽ được sản xuất và chia sẻ vì lợi ích của tất cả mọi người./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.