Theo Bộ Tài chính Mỹ, bản báo cáo ra nửa năm một lần này sẽ chỉ được công bốsau các cuộc họp của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) và Diễnđàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Quốc hội Mỹ sẽ xem xét báocáo này để cân nhắc liệu Washington có nên chính thức cáo buộc Bắc Kinh thaotúng tiền tệ hay không.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng đã đến lúc phải đối phóvới Trung Quốc, chẳng hạn như thiết lập một liên minh quốc tế có thể ép Bắc Kinhphải nâng giá đồng NDT.
Trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế New York, bà Hillary Clinton tuyênbố ngoài Mỹ, các nước khác cũng đang chịu thiệt do chính sách tiền tệ của TrungQuốc có thể gia nhập liên minh này.
Theo bà, không chỉ duy nhất Mỹ mới cho rằng Trung Quốc cần phải cân bằng lạichính sách định giá đồng NDT quá thấp so với giá trị thực tế. Bà nêu rõ hànhđộng của Bắc Kinh không chỉ làm méo mó thị trường, khiến hàng xuất khẩu của Mỹkhó cạnh tranh vì giá cao hơn, mà còn bắt đầu tác động xấu đến các nước khác.
Trong khi đó, phản ứng trước sức ép từ Mỹ, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý KhắcCường cùng ngày đã lập tức đưa ra mức cảnh báo công khai cao nhất nhằm phản đốidự luật của Quốc hội Mỹ đối với đồng NDT; đồng thời khẳng định với cựu Ngoạitrưởng Mỹ Condoleezza Rice rằng dự luật này có thể gây cản trở quá trình hồiphục kinh tế toàn cầu.
Đầu tuần này, Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật gây tranh cãi đe dọatrừng phạt Trung Quốc về cái mà Mỹ gọi là "thao túng tiền tệ," bất chấp sự phảnđối quyết liệt của Bắc Kinh cùng những cảnh báo từ Nhà Trắng và các doanh nghiệpMỹ.
Một số nghị sỹ Mỹ cho rằng đồng NDT được định giá thấp hơn thực tế tới 40%,qua đó mang lại cho các nhà sản xuất Trung Quốc lợi thế không công bằng trên cácthị trường quốc tế và khiến Mỹ phải trả giá bằng nhiều việc làm.
Tuy vậy, trong 5 báo cáo gần đây dưới thời chính quyền của Tổng thống BarackObama, Chính phủ Mỹ cuối cùng đều không liệt Trung Quốc vào danh sách các nước"thao túng tiền tệ."./