Theo một nghiên cứu mới đây của Tổ chức hướng tới Minh bạch cùng Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD), vấn nạn "phong bì” trong bệnh viện ở Việt Nam đang có xu hướng ngày càng gia tăng những năm trở lại đây.
Điều đáng nói là, trong khi những nhân viên y tế cho rằng khoản nho nhỏ này thể hiện sự biết ơn thì những người trực tiếp mất tiền lại coi đó là cách để có được dịch vụ chăm sóc tốt hơn. Cách nghĩ lạc nhịp ấy là một phần nguyên nhân khiến căn bệnh phong bì ngày một trầm trọng, khó trị dứt điểm trong nhiều bệnh viện hiện nay.
Vài chục triệu đồng một lần cám ơn
Được tiến hành tại Hà Nội, Sơn La, Đắk Lắk và Cần Thơ từ tháng 8/2010 đến tháng 2/2011 với hơn 100 người được phỏng vấn, nghiên cứu cho rằng, đưa tiền trực tiếp và để tiền trong phong bì là hai cách phổ biến nhất của tình trạng chi trả các khoản phí không chính thức trong dịch vụ y tế.
Đáng chú ý, những khoản tiền lót tay này có mặt tại các tất cả những bệnh viện, từ tuyến huyện tới trung ương. Tất nhiên, mức giá mỗi nơi đều có sự khác biệt nhất định. Nếu như ở bệnh viện huyện, một ca khám chữa bệnh của khoa ngoại có phong bì khoảng 50-500.000 đồng thì ở tuyến tỉnh, khoản tiền âm thầm này có thể vọt lên gấp 4 lần. Thậm chí, nếu cùng một ca ở khoa ngoại ấy, người bệnh muốn điều trị ở bệnh viện trung ương thì phong bì sẽ khoảng 500.000 đồng tới 5 triệu đồng, thậm chí có trường hợp là vài chục triệu đồng như một bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Không dừng ở đó, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, hình thức cám ơn mới của nhiều bệnh nhân đang dần xuất hiện, nhất là ở các thành phố lớn. Thay vì biếu quà hay tiền, một số bệnh nhân tìm cách thiết lập quan hệ thân tình để tìm hiểu nhu cầu, sở thích của nhân viên y tế. Báo cáo dẫn chứng một số phong bì kiểu mới như giới thiệu mối mua nhà giá gốc, xin giúp con bác sỹ vào học trường chất lượng cao…
“Tuy nhiên, không phải nhóm bác sĩ nào cũng nhận được những cơ hội này. Chủ yếu những bác sĩ có chuyên môn giỏi trong lĩnh vực quan trọng như ngoại, sản, thụ tinh nhân tạo mới có lợi thế này,” chị Trần Thu Hà, đại diện nhóm nghiên cứu của RTCCD khẳng định.
Điều đáng nói là, trong khi hầu hết nhân viên y tế ở các cơ sở y tế trung ương và địa phương cho rằng các khoản chi phí không chính thức là do người bệnh tự nguyện đưa thì chỉ có một số ít bệnh nhân được phỏng vấn cho biết họ đưa tiền hay quà là xuất phát từ tấm lòng. Khoảng một nửa số bệnh nhân được phỏng vấn cho biết họ đưa tiền hay quà vì thấy “mọi người đều làm như vậy” và 1/3 số bệnh nhân cho biết đôi khi nhân viên y tế đòi hỏi phong bì theo cách thức rất tinh vi.
Nói thêm về nguyên nhân, nghiên cứu trích dẫn, nhiều bệnh nhân cho biết “nếu không đưa phong bì thì sẽ không được nhìn ngó đến,” để có được vật dụng khi nằm viện hoặc để được chuyển tuyến cao hơn theo nguyện vọng. Đơn giản, nhiều bệnh nhân lại cho rằng, khoản tiền này giúp họ khỏi cảm thấy xấu hổ với những bệnh nhân khác-những người đã đưa phong bì.
Ở chiều ngược lại, theo các nhân viên y tế, không có sự khác biệt trong chất lượng điều trị cho bệnh nhân, dù họ có hay không đưa phong bì. Tuy nhiên, các bác sĩ và điều dưỡng được phỏng vấn cũng cho rằng phong bì có thể giúp bệnh nhân được “tư vấn nhẹ nhàng” như tư vấn lâu hơn với bệnh nhân, thái độ giao tiếp tốt hơn, quan tâm hơn sau phẫu thuật.
Cần cơ quan giám sát độc lập?
Phát biểu tại hội thảo, giáo sư Nguyễn Thu Nhạn, nguyên Viện trưởng Viện Nhi Trung ương, Phó chủ tịch Hội nhi khoa Việt Nam cho rằng, một trong những điều quan trọng hiện nay là rút ngắn thời gian nằm bệnh viện. Như thế, vừa giúp người bệnh giảm được chi phí chính thức lẫn những khoản âm thầm.
Giáo sư Nhạn đưa ra ví dụ, ở Thụy Điển, thời gian nằm bệnh viện của mỗi khoa bệnh đều được quy định. Khoa nào kéo dài thời gian của bệnh nhân sẽ bị phạt, ngược lại, rút ngắn thời gian sẽ được thưởng.
Tuy nhiên, theo giáo sư Nhạn, đó chỉ là một trong những biện pháp giúp bệnh nhân. Điều quan trọng là lương của nhân viên y tế, trong điều kiện lương của nhiều bác sĩ bệnh viện công còn thì rất khó để giải những chuyện khác.
Cũng đề cập tới chuyện tiền lương cho nhân viên y tế, nghiên cứu của Tổ chức hướng tới minh bạch và RTCCD lại cho rằng, ngoài giải pháp dài hạn là tăng lương thì những đãi ngộ phi tài chính cho nhân viên y tế cũng cần tính đến như: miễn bảo hiểm y tế cho gia đình, trang bị thiết bị giải trí tại nơi làm việc, trợ cấp ăn uống…
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra, những biện pháp chống nạn phong bì ở các bệnh viện hiện nay như hạ bậc hạnh kiểm, xử phạt hành chính hay cơ chế mở cho bệnh nhân góp ý thực chất không hiệu quả.
“Quan điểm của nhóm nghiên cứu là cần xây dựng cơ chế giám sát độc lập chất lượng dịch vụ y tế. Các quy định phòng chống tham những trong ngành y tế, nói không với phong bì sẽ hữu hiệu khi cơ chế giám sát, đánh giá được thực thi bởi một bên độc lập với hệ thống cung cấp dịch vụ,” chị Trần Thu Hà, đại diện RTCCD nhận định.
Đứng ở góc độ khác, ông Lê Văn Lân, đại diện Văn phòng chỉ đạo chống tham nhũng cho rằng, việc đưa phong bì thực chất là hối lộ. Tuy nhiên, việc xử lý sai phạm này còn ít và không mang tính răn đe.
Ông Đặng Đình Thỏang, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Nam, cho rằng cần chuẩn hóa những chi phí trong các bệnh viện.
“Một ca mổ cần bao nhiêu tiền, bao nhiêu kim tiêm, chỉ khâu đều cần tính toán cụ thể để tránh những chi phí không chính thức,” ông Thoảng đưa ra ý kiến./.
Điều đáng nói là, trong khi những nhân viên y tế cho rằng khoản nho nhỏ này thể hiện sự biết ơn thì những người trực tiếp mất tiền lại coi đó là cách để có được dịch vụ chăm sóc tốt hơn. Cách nghĩ lạc nhịp ấy là một phần nguyên nhân khiến căn bệnh phong bì ngày một trầm trọng, khó trị dứt điểm trong nhiều bệnh viện hiện nay.
Vài chục triệu đồng một lần cám ơn
Được tiến hành tại Hà Nội, Sơn La, Đắk Lắk và Cần Thơ từ tháng 8/2010 đến tháng 2/2011 với hơn 100 người được phỏng vấn, nghiên cứu cho rằng, đưa tiền trực tiếp và để tiền trong phong bì là hai cách phổ biến nhất của tình trạng chi trả các khoản phí không chính thức trong dịch vụ y tế.
Đáng chú ý, những khoản tiền lót tay này có mặt tại các tất cả những bệnh viện, từ tuyến huyện tới trung ương. Tất nhiên, mức giá mỗi nơi đều có sự khác biệt nhất định. Nếu như ở bệnh viện huyện, một ca khám chữa bệnh của khoa ngoại có phong bì khoảng 50-500.000 đồng thì ở tuyến tỉnh, khoản tiền âm thầm này có thể vọt lên gấp 4 lần. Thậm chí, nếu cùng một ca ở khoa ngoại ấy, người bệnh muốn điều trị ở bệnh viện trung ương thì phong bì sẽ khoảng 500.000 đồng tới 5 triệu đồng, thậm chí có trường hợp là vài chục triệu đồng như một bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Không dừng ở đó, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, hình thức cám ơn mới của nhiều bệnh nhân đang dần xuất hiện, nhất là ở các thành phố lớn. Thay vì biếu quà hay tiền, một số bệnh nhân tìm cách thiết lập quan hệ thân tình để tìm hiểu nhu cầu, sở thích của nhân viên y tế. Báo cáo dẫn chứng một số phong bì kiểu mới như giới thiệu mối mua nhà giá gốc, xin giúp con bác sỹ vào học trường chất lượng cao…
“Tuy nhiên, không phải nhóm bác sĩ nào cũng nhận được những cơ hội này. Chủ yếu những bác sĩ có chuyên môn giỏi trong lĩnh vực quan trọng như ngoại, sản, thụ tinh nhân tạo mới có lợi thế này,” chị Trần Thu Hà, đại diện nhóm nghiên cứu của RTCCD khẳng định.
Điều đáng nói là, trong khi hầu hết nhân viên y tế ở các cơ sở y tế trung ương và địa phương cho rằng các khoản chi phí không chính thức là do người bệnh tự nguyện đưa thì chỉ có một số ít bệnh nhân được phỏng vấn cho biết họ đưa tiền hay quà là xuất phát từ tấm lòng. Khoảng một nửa số bệnh nhân được phỏng vấn cho biết họ đưa tiền hay quà vì thấy “mọi người đều làm như vậy” và 1/3 số bệnh nhân cho biết đôi khi nhân viên y tế đòi hỏi phong bì theo cách thức rất tinh vi.
Nói thêm về nguyên nhân, nghiên cứu trích dẫn, nhiều bệnh nhân cho biết “nếu không đưa phong bì thì sẽ không được nhìn ngó đến,” để có được vật dụng khi nằm viện hoặc để được chuyển tuyến cao hơn theo nguyện vọng. Đơn giản, nhiều bệnh nhân lại cho rằng, khoản tiền này giúp họ khỏi cảm thấy xấu hổ với những bệnh nhân khác-những người đã đưa phong bì.
Ở chiều ngược lại, theo các nhân viên y tế, không có sự khác biệt trong chất lượng điều trị cho bệnh nhân, dù họ có hay không đưa phong bì. Tuy nhiên, các bác sĩ và điều dưỡng được phỏng vấn cũng cho rằng phong bì có thể giúp bệnh nhân được “tư vấn nhẹ nhàng” như tư vấn lâu hơn với bệnh nhân, thái độ giao tiếp tốt hơn, quan tâm hơn sau phẫu thuật.
Cần cơ quan giám sát độc lập?
Phát biểu tại hội thảo, giáo sư Nguyễn Thu Nhạn, nguyên Viện trưởng Viện Nhi Trung ương, Phó chủ tịch Hội nhi khoa Việt Nam cho rằng, một trong những điều quan trọng hiện nay là rút ngắn thời gian nằm bệnh viện. Như thế, vừa giúp người bệnh giảm được chi phí chính thức lẫn những khoản âm thầm.
Giáo sư Nhạn đưa ra ví dụ, ở Thụy Điển, thời gian nằm bệnh viện của mỗi khoa bệnh đều được quy định. Khoa nào kéo dài thời gian của bệnh nhân sẽ bị phạt, ngược lại, rút ngắn thời gian sẽ được thưởng.
Tuy nhiên, theo giáo sư Nhạn, đó chỉ là một trong những biện pháp giúp bệnh nhân. Điều quan trọng là lương của nhân viên y tế, trong điều kiện lương của nhiều bác sĩ bệnh viện công còn thì rất khó để giải những chuyện khác.
Cũng đề cập tới chuyện tiền lương cho nhân viên y tế, nghiên cứu của Tổ chức hướng tới minh bạch và RTCCD lại cho rằng, ngoài giải pháp dài hạn là tăng lương thì những đãi ngộ phi tài chính cho nhân viên y tế cũng cần tính đến như: miễn bảo hiểm y tế cho gia đình, trang bị thiết bị giải trí tại nơi làm việc, trợ cấp ăn uống…
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra, những biện pháp chống nạn phong bì ở các bệnh viện hiện nay như hạ bậc hạnh kiểm, xử phạt hành chính hay cơ chế mở cho bệnh nhân góp ý thực chất không hiệu quả.
“Quan điểm của nhóm nghiên cứu là cần xây dựng cơ chế giám sát độc lập chất lượng dịch vụ y tế. Các quy định phòng chống tham những trong ngành y tế, nói không với phong bì sẽ hữu hiệu khi cơ chế giám sát, đánh giá được thực thi bởi một bên độc lập với hệ thống cung cấp dịch vụ,” chị Trần Thu Hà, đại diện RTCCD nhận định.
Đứng ở góc độ khác, ông Lê Văn Lân, đại diện Văn phòng chỉ đạo chống tham nhũng cho rằng, việc đưa phong bì thực chất là hối lộ. Tuy nhiên, việc xử lý sai phạm này còn ít và không mang tính răn đe.
Ông Đặng Đình Thỏang, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Nam, cho rằng cần chuẩn hóa những chi phí trong các bệnh viện.
“Một ca mổ cần bao nhiêu tiền, bao nhiêu kim tiêm, chỉ khâu đều cần tính toán cụ thể để tránh những chi phí không chính thức,” ông Thoảng đưa ra ý kiến./.
Xuân Dũng (Vietnam+)