Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng tàu, thuyền ở Việt Nam có xu hướng phát triển mạnh. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ và yêu cầu về an toàn giao thông đường thủy nội địa nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách cũng như quy định của pháp luật.
Việc thời gian qua liên tục xảy ra tai nạn tàu, thuyền trên Vịnh Hạ Long, sông Sài Gòn gây thiệt hại nghiêm trọng và để lại hậu quả nặng nề, đã gây nhiều bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh du lịch Việt Nam. Sự việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề buông lỏng quản lý, sự cẩu thả trong tổ chức kinh doanh, thiếu nghiêm minh và kiên quyết trong việc chấp hành các quy định của pháp luật. Vậy giải pháp nào cho du lịch đường thủy nội địa phát triển an toàn trong thời gian tới để trấn an du khách và lấy lại hình ảnh của du lịch đường thủy, hãy cùng VietnamPlus tham khảo ý kiến các chuyên gia. Nhân tố con người quyết định
Ý kiến chung của các chuyên gia cũng như cấp quản lý ngành du lịch đều đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố con người khi nhận diện các tác nhân ảnh hưởng đến an toàn trong khai thác du lịch đường thủy. Bởi, theo Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Phạm Minh Nghĩa: “Nguyên nhân dẫn đến những tai nạn đáng tiếc trong thời gian gần đây chủ yếu do các thuyền viên không chấp hành các quy định của pháp luật.” Còn Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội Mai Tiến Dũng cho rằng: “Không chỉ cần nâng cao ý thức của những người trực tiếp tham gia vào hoạt động phục vụ khách du lịch như lái tàu, thuyền, chèo đò… mà ý thức của chính du khách cũng cần nâng cao. Vì bản thân họ nhiều khi cũng dễ dãi, chủ quan không nhận thức hết được các hiểm họa.” Ông Dũng cũng đồng tình quan điểm cho rằng yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng, nhưng về mặt nguyên tắc để đảm bảo an toàn cho du khách cũng cần phải kết hợp tối đa giữa các điều kiện đảm bảo an toàn của hệ thống tự động, tự động cứu hỏa hoặc ít nhất là tự động báo cháy. Vì theo ông dẫn chứng, nhiều tàu ngủ đêm trên Vịnh Hạ Long không có thiết bị báo cháy, phòng cháy, thậm chí bếp ga cũng không có nút tắt tự động, khóa van an toàn. “Vai trò đầu tiên thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó các cơ quan quản lý trực tiếp về du lịch, cơ quan quản lý trên địa bàn, các cơ quan có trách nhiệm đề ra các quy định, kiểm tra và xử lý vi phạm,” ông Dũng nói.
Giải pháp an toàn Trước những “lỗ hổng” về mặt con người và quy định quản lý của du lịch tàu, thuyền đường thủy nội địa, các chuyên gia đã đề xuất nhiều giải pháp. Cục phó Cục Đăng kiểm Trần Kỳ Hình nêu trường hợp vụ đắm tàu du lịch Trường Hải 06 ở Quảng Ninh hồi tháng 2 vừa qua và cho rằng, nên chăng cần có quy chế quản lý về thuyền trưởng (quy định độ tuổi thuyền trưởng là 35 tuổi giống như quy định lái xe khách) và phạt thật nặng những hành vi vi phạm. Vì trách nhiệm của họ vô cùng lớn khi nắm trong tay hàng trăm sinh mạng. “Để hoạt động du lịch tàu, thuyền đường thủy phát triển và đảm bảo an toàn cần phối hợp đồng bộ tối thiểu sáu yếu tố liên quan tới công tác quản lý nhà nước: người chủ phương tiện; phương tiện; người điều khiển phương tiện và người phục vụ; người tham gia du lịch; cảng, bến, khu neo đậu, công tác cứu hộ cứu nạn và cảnh báo các điểm đen trên khu vực du lịch; công tác an ninh trật tự, tuần tra kiểm soát,” ông Hình nhấn mạnh. Bên cạnh đó, nhiều biện pháp trước mắt cũng được các chuyên gia đề xuất như việc định kỳ tổ chức kiểm tra điều kiện kinh doanh, điều kiện hoạt động về cả phương tiện và con người, điều kiện an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường; tăng cường sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng… Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đang phối hợp xây dựng Thông tư liên tịch về đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động du lịch, trong đó có an toàn giao thông của các phương tiện tàu, thuyền phục vụ du lịch. Đây là một trong các giải pháp thiết thực, cụ thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng an toàn và bền vững trong phát triển du lịch nội địa. Tuy nhiên, để các giải pháp nêu trên đạt hiệu quả, việc cần làm ngay là: tập trung vào tuyên truyền, tổng kiểm tra, rà soát hoạt động của các phương tiện thủy nội địa phục vụ khách du lịch tại các địa phương; kiên quyết loại bỏ các phương tiện không đủ tiêu chuẩn lưu hành cũng như triệt để xử lý các vi phạm an toàn của phương tiện, bến bãi…/.
Ý kiến chung của các chuyên gia cũng như cấp quản lý ngành du lịch đều đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố con người khi nhận diện các tác nhân ảnh hưởng đến an toàn trong khai thác du lịch đường thủy. Bởi, theo Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Phạm Minh Nghĩa: “Nguyên nhân dẫn đến những tai nạn đáng tiếc trong thời gian gần đây chủ yếu do các thuyền viên không chấp hành các quy định của pháp luật.” Còn Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội Mai Tiến Dũng cho rằng: “Không chỉ cần nâng cao ý thức của những người trực tiếp tham gia vào hoạt động phục vụ khách du lịch như lái tàu, thuyền, chèo đò… mà ý thức của chính du khách cũng cần nâng cao. Vì bản thân họ nhiều khi cũng dễ dãi, chủ quan không nhận thức hết được các hiểm họa.” Ông Dũng cũng đồng tình quan điểm cho rằng yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng, nhưng về mặt nguyên tắc để đảm bảo an toàn cho du khách cũng cần phải kết hợp tối đa giữa các điều kiện đảm bảo an toàn của hệ thống tự động, tự động cứu hỏa hoặc ít nhất là tự động báo cháy. Vì theo ông dẫn chứng, nhiều tàu ngủ đêm trên Vịnh Hạ Long không có thiết bị báo cháy, phòng cháy, thậm chí bếp ga cũng không có nút tắt tự động, khóa van an toàn. “Vai trò đầu tiên thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó các cơ quan quản lý trực tiếp về du lịch, cơ quan quản lý trên địa bàn, các cơ quan có trách nhiệm đề ra các quy định, kiểm tra và xử lý vi phạm,” ông Dũng nói.
Giải pháp an toàn Trước những “lỗ hổng” về mặt con người và quy định quản lý của du lịch tàu, thuyền đường thủy nội địa, các chuyên gia đã đề xuất nhiều giải pháp. Cục phó Cục Đăng kiểm Trần Kỳ Hình nêu trường hợp vụ đắm tàu du lịch Trường Hải 06 ở Quảng Ninh hồi tháng 2 vừa qua và cho rằng, nên chăng cần có quy chế quản lý về thuyền trưởng (quy định độ tuổi thuyền trưởng là 35 tuổi giống như quy định lái xe khách) và phạt thật nặng những hành vi vi phạm. Vì trách nhiệm của họ vô cùng lớn khi nắm trong tay hàng trăm sinh mạng. “Để hoạt động du lịch tàu, thuyền đường thủy phát triển và đảm bảo an toàn cần phối hợp đồng bộ tối thiểu sáu yếu tố liên quan tới công tác quản lý nhà nước: người chủ phương tiện; phương tiện; người điều khiển phương tiện và người phục vụ; người tham gia du lịch; cảng, bến, khu neo đậu, công tác cứu hộ cứu nạn và cảnh báo các điểm đen trên khu vực du lịch; công tác an ninh trật tự, tuần tra kiểm soát,” ông Hình nhấn mạnh. Bên cạnh đó, nhiều biện pháp trước mắt cũng được các chuyên gia đề xuất như việc định kỳ tổ chức kiểm tra điều kiện kinh doanh, điều kiện hoạt động về cả phương tiện và con người, điều kiện an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường; tăng cường sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng… Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đang phối hợp xây dựng Thông tư liên tịch về đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động du lịch, trong đó có an toàn giao thông của các phương tiện tàu, thuyền phục vụ du lịch. Đây là một trong các giải pháp thiết thực, cụ thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng an toàn và bền vững trong phát triển du lịch nội địa. Tuy nhiên, để các giải pháp nêu trên đạt hiệu quả, việc cần làm ngay là: tập trung vào tuyên truyền, tổng kiểm tra, rà soát hoạt động của các phương tiện thủy nội địa phục vụ khách du lịch tại các địa phương; kiên quyết loại bỏ các phương tiện không đủ tiêu chuẩn lưu hành cũng như triệt để xử lý các vi phạm an toàn của phương tiện, bến bãi…/.
Các loại hình hoạt động của các phương tiện tàu thủy nội địa: tàu lưu trú du lịch; Tàu, thuyền vận chuyển du lịch; Tàu, thuyền ca múa nhạc phục vụ khách du lịch; Tàu nhà hàng nổi; Thuyền buồm; Thuyền đua… Theo thống kê sơ bộ của của các Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch, cả nước có khoảng 10.000 tàu, thuyền (lưu trú có 173 chiếc, vận chuyển có 9707 chiếc, nhà hàng 120 chiếc) hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên 28 tỉnh, thành phố. Trong đó, số phương tiện đã đăng kiểm chở khách du lịch trên toàn quốc là 610 phương tiện, trong đó có 174 phương tiện có dịch vụ lưu trú, 31 phương tiện có dịch vụ nhà hàng, 54 nhà nổi cố định (trên tổng số 33.758 phương tiện chở khách trên toàn quốc). |
ChiLê (Vietnam+)