Mặc dù kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, nhưng lượng kiều hối chuyển về nước trong năm 2011 vẫn ước đạt khoảng 9 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD so với năm ngoái.
Những năm gần đây, xu hướng kiều hối về nước liên tục tăng là một minh chứng rõ ràng cho xu thế gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với Tổ quốc, thể hiện tình cảm của kiều bào đối với người thân và quê hương, đất nước.
Nhân tố tích cực nhất khiến cộng đồng người Việt ở nước ngoài yên tâm hướng về cội nguồn chính là những thành tựu về kinh tế-văn hóa-xã hội và vị thế của đất nước ngày càng được nâng cao, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam với các nước có kiều bào Việt sinh sống được củng cố và tăng cường.
Nhằm thu hút nguồn ngoại tệ từ nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích Việt kiều chuyển tiền về nước, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 78/2002/QĐ-TTg ngày 17/6/2001 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg.
Nội dung chủ yếu của các văn bản này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước, đảm bảo quyền lợi của người gửi và người nhận tiền; mở rộng các hình thức chuyển tiền... thu hút nguồn ngoại tệ kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam.
Để thu hút nhiều hơn kiều hối về nước, khai thác và sử dụng hiệu quả kiều hối cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vấn đề then chốt hiện nay vẫn là ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, giải quyết gốc rễ của vấn đề thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại, bình ổn giá cả, thực thi chính sách tài khóa và tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt.
Chỉ khi nền kinh tế được duy trì ổn định và môi trường kinh doanh trong nước liên tục được cải thiện thì lượng kiều hối, vàng và ngoại tệ trong xã hội sẽ tự chuyển sang nội tệ để đầu tư và kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội.
Nhà nước cần có những giải pháp lâu dài, bền vững và hiệu quả hơn đối với chính sách ngoại hối và đi liền với nó là chính sách kiều hối, nhằm phát huy hơn nữa các tác động phát triển của di cư đối với Việt Nam./.
Những năm gần đây, xu hướng kiều hối về nước liên tục tăng là một minh chứng rõ ràng cho xu thế gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với Tổ quốc, thể hiện tình cảm của kiều bào đối với người thân và quê hương, đất nước.
Nhân tố tích cực nhất khiến cộng đồng người Việt ở nước ngoài yên tâm hướng về cội nguồn chính là những thành tựu về kinh tế-văn hóa-xã hội và vị thế của đất nước ngày càng được nâng cao, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam với các nước có kiều bào Việt sinh sống được củng cố và tăng cường.
Nhằm thu hút nguồn ngoại tệ từ nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích Việt kiều chuyển tiền về nước, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 78/2002/QĐ-TTg ngày 17/6/2001 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg.
Nội dung chủ yếu của các văn bản này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước, đảm bảo quyền lợi của người gửi và người nhận tiền; mở rộng các hình thức chuyển tiền... thu hút nguồn ngoại tệ kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam.
Để thu hút nhiều hơn kiều hối về nước, khai thác và sử dụng hiệu quả kiều hối cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vấn đề then chốt hiện nay vẫn là ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, giải quyết gốc rễ của vấn đề thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại, bình ổn giá cả, thực thi chính sách tài khóa và tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt.
Chỉ khi nền kinh tế được duy trì ổn định và môi trường kinh doanh trong nước liên tục được cải thiện thì lượng kiều hối, vàng và ngoại tệ trong xã hội sẽ tự chuyển sang nội tệ để đầu tư và kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội.
Nhà nước cần có những giải pháp lâu dài, bền vững và hiệu quả hơn đối với chính sách ngoại hối và đi liền với nó là chính sách kiều hối, nhằm phát huy hơn nữa các tác động phát triển của di cư đối với Việt Nam./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)