Lý do dễ hiểu Mỹ có thể thua trong Chiến tranh Lạnh mới

Theo nationalinterest.org, để giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh mới, Mỹ phải khai thác ưu thế vượt trội về công nghệ của khu vực tư nhân.
Lý do dễ hiểu Mỹ có thể thua trong Chiến tranh Lạnh mới ảnh 1(Nguồn: nixonfoundation.org)

Theo nationalinterest.org, để giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh mới, Mỹ phải khai thác ưu thế vượt trội về công nghệ của khu vực tư nhân.

Tuy nhiên Mỹ sẽ không thể thắng nếu Lầu Năm Góc tiếp tục dựa vào những cách thức cũ, vụng về và lợi bất cập hại.

Ngay sau khi tuyên bố sẽ tham gia cuộc đua ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, ông George W. Bush đã chỉ trích cựu Tổng thống Bill Clinton vì cách tiếp cận quá mềm mỏng đối với Trung Quốc.

Ông Bush cho rằng ông Clinton "đã phạm sai lầm khi gọi Trung Quốc là đối tác chiến lược," mà Trung Quốc chính là một "đối thủ cạnh tranh chiến lược."

Quan điểm này cũng là trọng tâm của chiến lược "xoay trục sang châu Á" của cựu Tổng thống Barack Obama.

[Trung Quốc tìm cách phá vỡ vòng vây công nghệ cao của Mỹ]

Nước Nga cũng vậy, đã không hề giấu giếm về tham vọng toàn cầu của họ. Cả Trung Quốc và Nga đều đầu tư vào các công nghệ mới.

Năm 2007, Trung Quốc đã gây bất ngờ cho Lầu Năm Góc với cuộc thử nghiệm thành công vũ khí chống vệ tinh và các chiến lược gia của Mỹ ngày càng lo ngại về thế hệ vũ khí siêu thanh mới của Nga và Trung Quốc.

Dù là thông qua đánh cắp công nghệ, năng lực hoặc kết hợp cả hai, ngành công nghiệp quốc phòng của cả hai quốc gia đã nổi lên như những đối thủ cạnh tranh hàng đầu và, trong một số lĩnh vực nhất định, có nguy cơ vượt qua khả năng của Mỹ.

Cho dù các nhà hoạch định chính sách muốn thừa nhận hay không, Mỹ không chỉ bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua về năng lực và Chiến tranh Lạnh mới, mà còn phải đối mặt với một thời điểm Sputnik mới khi sự thiếu năng lực sẽ trở thành yếu tố không thể bỏ qua.

Quốc hội và Bộ Quốc phòng cũng phải điều chỉnh theo khu vực công nghệ chứ không trông đợi công nghệ điều chỉnh theo họ.

Các công ty công nghệ thường có tỷ suất lợi nhuận cao, nhưng chi phí nghiên cứu và phát triển cũng cao. Ví dụ, nếu các quan chức chính phủ cố gắng giới hạn lợi nhuận xuống 15%, các công ty có năng lực quan trọng sẽ không hợp tác với Lầu Năm Góc, và những người tìm kiếm các hợp đồng chính phủ sẽ không thể đổi mới.

Trừ trường hợp ngoại lệ là Google từ chối hợp tác với Lầu Năm Góc trong khi lại hỗ trợ Trung Quốc, hầu hết các công ty đều yêu nước, nhưng họ không thể nuôi sống gia đình chỉ bằng chủ nghĩa yêu nước.

Nhiều công ty đã mất các cơ hội khác để làm việc với chính phủ. Khi giới chức chính phủ giới hạn lợi nhuận, điều đó khiến các công ty công nghệ đặt câu hỏi liệu họ có nên tránh tất cả các hợp đồng của chính phủ không.

Sự thay đổi ban lãnh đạo trong cả hai chính quyền Obama và Trump và việc tiếp tục các quyết định trước đó thay cho việc lập dự thảo ngân sách phù hợp khiến cho việc lên kế hoạch đầu tư vào các công nghệ và nền tảng mới thậm chí khó khăn hơn.

Chính phủ, tất nhiên, phải có một vai trò. Tuy nhiên, thay vì quản lý vi mô, họ nên đảm bảo rằng năng lực sản xuất quan trọng vẫn ở Bắc Mỹ và ngăn chặn các đối thủ nước ngoài mua lại các công ty công nghệ và nhà sản xuất vũ khí.

Chính phủ nên tập trung nhiều hơn vào việc mở rộng năng lực và cơ sở công nghệ thay vì quản lý vi mô lợi nhuận.

Việc quản lý kém các cơ sở công nghiệp quốc phòng đang làm xói mòn thay vì thúc đẩy năng lực vào thời điểm Mỹ không còn được phép mắc sai lầm. Để giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh mới, Mỹ phải khai thác ưu thế công nghệ của khu vực tư nhân./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục