Người mắc bệnh mất trí nhớ nghiêm trọng, sau khi xem một đoạn phim bi kịch hoặc hài kịch, mặc dù không thể ghi nhớ những gì đã xem được, nhưng sự cảm nhận về buồn vui có thể được lưu giữ một thời gian rất lâu.
Để chứng minh cho phát hiện trên, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành một trắc nghiệm đối với những tình nguyện viên mắc bệnh mất trí nhớ nghiêm trọng.
Các nhà khoa học để các đối tượng xem một đoạn phim hài kịch hoặc bi kịch với thời lượng 20 phút vào các ngày khác nhau. Sau khi xem xong khoảng 10 phút thì bắt đầu tiến hành trắc nghiệm.
Kết quả phát hiện đối tượng trắc nghiệm ghi nhớ rất ít các chi tiết, tuy nhiên lại có thể cảm nhận được sự buồn vui trong một khoảng thời gian rất dài.
Các nhà khoa học khuyên rằng, đối với người mắc bệnh mất trí nhớ và những người mắc bệnh Alzheimer, một lời hỏi thăm hoặc một cú điện thoại đơn giản của người thân cũng có thể giúp người bệnh cảm thấy hạnh phúc.
Ngược lại, lạnh nhạt, thờ ơ và không quan tâm sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau buồn, thất bại và cô đơn./.
Để chứng minh cho phát hiện trên, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành một trắc nghiệm đối với những tình nguyện viên mắc bệnh mất trí nhớ nghiêm trọng.
Các nhà khoa học để các đối tượng xem một đoạn phim hài kịch hoặc bi kịch với thời lượng 20 phút vào các ngày khác nhau. Sau khi xem xong khoảng 10 phút thì bắt đầu tiến hành trắc nghiệm.
Kết quả phát hiện đối tượng trắc nghiệm ghi nhớ rất ít các chi tiết, tuy nhiên lại có thể cảm nhận được sự buồn vui trong một khoảng thời gian rất dài.
Các nhà khoa học khuyên rằng, đối với người mắc bệnh mất trí nhớ và những người mắc bệnh Alzheimer, một lời hỏi thăm hoặc một cú điện thoại đơn giản của người thân cũng có thể giúp người bệnh cảm thấy hạnh phúc.
Ngược lại, lạnh nhạt, thờ ơ và không quan tâm sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau buồn, thất bại và cô đơn./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)