Sau nhiều năm khai thác gỗ và khai phá đất cho các đồn điền cọ dầu khổng lồ ở các vùng sinh thái nhạy cảm khắp bang, chính quyền bang Sabah miền Đông Malaysia đang muốn đẩy ngược xu hướng này bằng cách đăng ký liền ba khu bảo tồn vào danh sách khu Di sản thế giới UNESCO.
Trong khi đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ cho khu bảo tồn Maliau Basin và khu bảo tồn Danum Valley, chính quyền đã quyết định bổ sung thêm khu bảo tồn Imbak Canyon vào danh sách đăng ký khu Di sản thế giới UNESCO.
Maliau Basin là một quần thể rừng nằm cách thủ phủ Kota Kinabalu của bang Sabah 260km. Đây là một khu vực hình chảo có đường kính 25km và có hệ động thực vật vô cùng phong phú, quý hiếm. Năm 2009, Bộ Du lịch, Văn hóa và Môi trường tiểu bang Sabah đã đề xuất xin UNESCO công nhận Maliau là khu Di sản thế giới.
Đến năm 2010, chính quyền Sabah tiếp tục đề nghị đăng ký Danum Valley thành khu Di sản thế giới. Đây là khu bảo tồn gồm 43.800 ha rừng nguyên sinh, nằm trên thượng nguồn sông Segama, con sông lớn thứ hai của Sabah, và các nhánh của nó. Danum Valley là một khu dự trữ rừng đất thấp nhiệt đới giàu động thực vật độc đáo của Sabah. Khu vực này đã được công nhận là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất của thế giới.
Trong khi đó, khu bảo tồn Imbak Canyon nằm cách Kota Kinabalu hơn 300km về phía Đông Nam. Đây là một thung lũng dài 25km nằm trong ba mặt của rặng núi đá sa thạch cao và hấp dẫn với đỉnh cao nhất trong số đó lên đến 1.120m so với mực nước biển. Là một khu vực rừng nguyên sinh, Imbak Canyon đã góp phần quan trọng trong hành lang đa dạng sinh học và động vật hoang dã liên kết Maliau Basin ở phía Nam và Danum Valley về phía Đông.
Ông Masidi Manjun - Bộ trưởng Du lịch, Văn hóa và Môi trường bang Sabah - cho biết kế hoạch bổ sung Imbak Canyon đã được hoàn tất tại một cuộc họp nội các tiểu bang gần đây.
Ông cho biết chính quyền Sabah đã đồng ý đệ trình ba khu vực rừng nguyên sinh nói trên như là di sản thế giới. Theo đó, một ủy ban, do Trợ lý Bộ trưởng Văn hóa, Du lịch và Môi trường đứng đầu, đã được thành lập với nhiệm vụ thu thập dữ liệu đầu vào và số liệu thống kê về tất cả các địa điểm được đăng ký. Dự kiến, ủy ban này sẽ hoàn tất các dữ liệu trong vòng một năm để trình UNESCO xem xét.
Tháng 12/2000, công viên Kinabalu của bang Sabah đã được UNESCO công nhận là khu Di sản thế giới. Đây là khu Di sản thế giới UNESCO đầu tiên của Malaysia, nơi có đỉnh núi Kinabalu cao 4.095,2m và là nhà của hơn 4.500 loại động thực vật.
Masidi nói rằng UNESCO đã mất hai năm rưỡi để phê chuẩn Kinabalu là một khu di sản thế giới, nên với việc đang ký liền ba khu di sản mới, tiểu bang Sabah hy vọng tổ chức thế giới này sẽ đánh giá ba địa điểm khác nhau này trong cùng một khoảng thời gian.
Một trong những nguyên nhân để Sabah muốn đưa nhiều khu vực vào danh sách khu Di sản thế giới UNESCO là nhằm đảm bảo các khu bảo tồn này sẽ được bảo vệ và có được sự quan tâm của thế giới.
Bên cạnh việc đăng ký các khu di sản thế giới, Sabah đang đặt mục tiêu chuyển 55% diện tích đất của mình thành khu dự trữ rừng, công viên và khu bảo tồn động vật hoang dã. Hiện chỉ có 52% là rừng dự trữ, trong khi 3% khác đang được phục hồi./.
Trong khi đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ cho khu bảo tồn Maliau Basin và khu bảo tồn Danum Valley, chính quyền đã quyết định bổ sung thêm khu bảo tồn Imbak Canyon vào danh sách đăng ký khu Di sản thế giới UNESCO.
Maliau Basin là một quần thể rừng nằm cách thủ phủ Kota Kinabalu của bang Sabah 260km. Đây là một khu vực hình chảo có đường kính 25km và có hệ động thực vật vô cùng phong phú, quý hiếm. Năm 2009, Bộ Du lịch, Văn hóa và Môi trường tiểu bang Sabah đã đề xuất xin UNESCO công nhận Maliau là khu Di sản thế giới.
Đến năm 2010, chính quyền Sabah tiếp tục đề nghị đăng ký Danum Valley thành khu Di sản thế giới. Đây là khu bảo tồn gồm 43.800 ha rừng nguyên sinh, nằm trên thượng nguồn sông Segama, con sông lớn thứ hai của Sabah, và các nhánh của nó. Danum Valley là một khu dự trữ rừng đất thấp nhiệt đới giàu động thực vật độc đáo của Sabah. Khu vực này đã được công nhận là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất của thế giới.
Trong khi đó, khu bảo tồn Imbak Canyon nằm cách Kota Kinabalu hơn 300km về phía Đông Nam. Đây là một thung lũng dài 25km nằm trong ba mặt của rặng núi đá sa thạch cao và hấp dẫn với đỉnh cao nhất trong số đó lên đến 1.120m so với mực nước biển. Là một khu vực rừng nguyên sinh, Imbak Canyon đã góp phần quan trọng trong hành lang đa dạng sinh học và động vật hoang dã liên kết Maliau Basin ở phía Nam và Danum Valley về phía Đông.
Ông Masidi Manjun - Bộ trưởng Du lịch, Văn hóa và Môi trường bang Sabah - cho biết kế hoạch bổ sung Imbak Canyon đã được hoàn tất tại một cuộc họp nội các tiểu bang gần đây.
Ông cho biết chính quyền Sabah đã đồng ý đệ trình ba khu vực rừng nguyên sinh nói trên như là di sản thế giới. Theo đó, một ủy ban, do Trợ lý Bộ trưởng Văn hóa, Du lịch và Môi trường đứng đầu, đã được thành lập với nhiệm vụ thu thập dữ liệu đầu vào và số liệu thống kê về tất cả các địa điểm được đăng ký. Dự kiến, ủy ban này sẽ hoàn tất các dữ liệu trong vòng một năm để trình UNESCO xem xét.
Tháng 12/2000, công viên Kinabalu của bang Sabah đã được UNESCO công nhận là khu Di sản thế giới. Đây là khu Di sản thế giới UNESCO đầu tiên của Malaysia, nơi có đỉnh núi Kinabalu cao 4.095,2m và là nhà của hơn 4.500 loại động thực vật.
Masidi nói rằng UNESCO đã mất hai năm rưỡi để phê chuẩn Kinabalu là một khu di sản thế giới, nên với việc đang ký liền ba khu di sản mới, tiểu bang Sabah hy vọng tổ chức thế giới này sẽ đánh giá ba địa điểm khác nhau này trong cùng một khoảng thời gian.
Một trong những nguyên nhân để Sabah muốn đưa nhiều khu vực vào danh sách khu Di sản thế giới UNESCO là nhằm đảm bảo các khu bảo tồn này sẽ được bảo vệ và có được sự quan tâm của thế giới.
Bên cạnh việc đăng ký các khu di sản thế giới, Sabah đang đặt mục tiêu chuyển 55% diện tích đất của mình thành khu dự trữ rừng, công viên và khu bảo tồn động vật hoang dã. Hiện chỉ có 52% là rừng dự trữ, trong khi 3% khác đang được phục hồi./.
Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)