Các nhà chức trách Malaysia đang tăng cường đề phòng tình trạng khói bụi dự kiến sẽ tồi tệ hơn trong vài ngày tới.
Cục Môi trường (DOE) đã áp đặt lệnh cấm đốt lửa ngoài trời ở bang Selangor, thủ đô Kuala Lumpur và thủ đô hành chính Putrajaya.
Hiệp hội Y tế Malaysia cũng đang tư vấn cho công chúng về việc làm thế nào để đối phó với khói bụi. Các khoa bệnh nhân ngoại trú tại các bệnh viện ở Malaysia cũng được đặt trong tình trạng báo động.
Trong khi đó, Bộ Giáo dục đang tiếp tục theo dõi tình hình.
Ngày 16/6, Bộ Giáo dục mở một phòng điều hành tại Putrajaya để theo dõi các đám sương mù và thông báo cho các trường học về việc các trường có nên tiếp tục học hay không trong những ngày tới.
Tổng giám đốc giáo dục Tan Sri Abd Ghafar Mahmud cho biết, sương mù đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Ông nói thêm rằng, phòng điều hành sẽ liên lạc với các phòng giáo dục cấp huyện để thông báo về diễn biến tình trạng khói bụi tại các địa phương.
Ông cho biết, Thông tư ban hành năm 2005 được gửi tới các hiệu trưởng các trường học khi Malaysia phải đối mặt với một trong những sự cố tồi tệ nhất của khói bụi hiện vẫn còn hiệu lực.
Trường học sẽ đóng cửa khi các chỉ số ô nhiễm không khí (API) trong khu vực của họ đạt đến 400, còn tất cả các hoạt động thể thao và và hoạt động ngoài trời sẽ bị hủy bỏ khi API đạt đến mức độ "nguy hiểm" 300.
Ông Abd Ghafar yêu cầu các hiệu trưởng theo dõi tình hình trong các trường học và liên lạc với văn phòng giáo dục huyện về cách xử lý tiếp theo.
Vào lúc 17 giờ ngày 16/6, chất lượng không khí đã xấu đi tại bang Selangor với bảy khu vực có chỉ số ô nhiễm không khí ở mức hơn 100 API so với bốn khu vực ngày 15/6.
Theo báo cáo rằng, khói mù có nguồn gốc từ cháy rừng và than bùn ở huyện Riau ở trung tâm đảo Sumatra ở Indonesia.
Sáng 16/6, một vệ tinh Nasa đã ghi lại 591 điểm nóng ở Sumatra. Tuy nhiên, một số vùng của Selangor có một thời gian dễ thở ngắn ngủi sau khi có mưa lớn ở Hulu Selangor.
Cục môi trường cảnh báo, những người bị kết án đốt lửa ngoài trời sẽ bị phạt tới 500.000 RM (hơn 158.000 USD) hoặc bị tù đến 5 năm, hoặc bị cả hai hình phạt.
Tổng Giám đốc DOE Halimah Hassan cho biết trong một tuyên bố ngày 16/6 rằng, lệnh cấm miễn trừ việc hỏa táng, đốt các đồ dùng tôn giáo và nướng thịt./.
Cục Môi trường (DOE) đã áp đặt lệnh cấm đốt lửa ngoài trời ở bang Selangor, thủ đô Kuala Lumpur và thủ đô hành chính Putrajaya.
Hiệp hội Y tế Malaysia cũng đang tư vấn cho công chúng về việc làm thế nào để đối phó với khói bụi. Các khoa bệnh nhân ngoại trú tại các bệnh viện ở Malaysia cũng được đặt trong tình trạng báo động.
Trong khi đó, Bộ Giáo dục đang tiếp tục theo dõi tình hình.
Ngày 16/6, Bộ Giáo dục mở một phòng điều hành tại Putrajaya để theo dõi các đám sương mù và thông báo cho các trường học về việc các trường có nên tiếp tục học hay không trong những ngày tới.
Tổng giám đốc giáo dục Tan Sri Abd Ghafar Mahmud cho biết, sương mù đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Ông nói thêm rằng, phòng điều hành sẽ liên lạc với các phòng giáo dục cấp huyện để thông báo về diễn biến tình trạng khói bụi tại các địa phương.
Ông cho biết, Thông tư ban hành năm 2005 được gửi tới các hiệu trưởng các trường học khi Malaysia phải đối mặt với một trong những sự cố tồi tệ nhất của khói bụi hiện vẫn còn hiệu lực.
Trường học sẽ đóng cửa khi các chỉ số ô nhiễm không khí (API) trong khu vực của họ đạt đến 400, còn tất cả các hoạt động thể thao và và hoạt động ngoài trời sẽ bị hủy bỏ khi API đạt đến mức độ "nguy hiểm" 300.
Ông Abd Ghafar yêu cầu các hiệu trưởng theo dõi tình hình trong các trường học và liên lạc với văn phòng giáo dục huyện về cách xử lý tiếp theo.
Vào lúc 17 giờ ngày 16/6, chất lượng không khí đã xấu đi tại bang Selangor với bảy khu vực có chỉ số ô nhiễm không khí ở mức hơn 100 API so với bốn khu vực ngày 15/6.
Theo báo cáo rằng, khói mù có nguồn gốc từ cháy rừng và than bùn ở huyện Riau ở trung tâm đảo Sumatra ở Indonesia.
Sáng 16/6, một vệ tinh Nasa đã ghi lại 591 điểm nóng ở Sumatra. Tuy nhiên, một số vùng của Selangor có một thời gian dễ thở ngắn ngủi sau khi có mưa lớn ở Hulu Selangor.
Cục môi trường cảnh báo, những người bị kết án đốt lửa ngoài trời sẽ bị phạt tới 500.000 RM (hơn 158.000 USD) hoặc bị tù đến 5 năm, hoặc bị cả hai hình phạt.
Tổng Giám đốc DOE Halimah Hassan cho biết trong một tuyên bố ngày 16/6 rằng, lệnh cấm miễn trừ việc hỏa táng, đốt các đồ dùng tôn giáo và nướng thịt./.
Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam+)