Chính phủ Malaysia có kế hoạch đặt camera an ninh tại các cây xăng gần biên giới để giám sát việc bán nhiên liệu cho các phương tiện giao thông nước ngoài.
Ông Tan Lian Hoe, Thứ trưởng Bộ Nội thương và vấn đề tiêu dùng Malaysia, cho biết hoạt động tại các cây xăng dọc biên giới gần đây được các nhân viên của bộ này giám sát. Tuy nhiên, việc lắp đặt các thiết bị ghi hình này sẽ đảm bảo cho việc giám sát có hiệu quả hơn.
Xăng dầu ở Malaysia hiện đang nhận được sự trợ giá của chính phủ nên có giá thấp hơn so với các nước láng giềng, vì vậy, các phương tiện giao thông các nước có chung biên giới thường chạy sang Malaysia để mua nhiên liệu.
Để đối phó với tình trạng này, tháng 12/2009, chính phủ Malaysia đã ra quyết định chỉ cho phép các cây xăng trong khu vực có bán kính 50km tính từ biên giới bán tối đa 20 lít xăng hoặc dầu diesel cho mỗi phương tiện giao thông nước ngoài.
Tuy nhiên, vì lợi nhuận, nhiều cây xăng vẫn tìm cách bán vượt quá mức giới hạn cho các phương tiện giao thông nước ngoài.
Hiện, Malaysia đang tìm cách để hạn chế tối đa khoản chi trợ giá xăng dầu, mà chủ yếu nhằm vào những người có thu nhập thấp, không đến được đúng đối tượng.
Chính phủ nước này đang thăm dò dư luận về việc sử dụng thẻ căn cước Malaysia (MyKad) mỗi khi mua nhiên liệu cũng như áp dụng giá xăng cao hơn cho những xe có công suất động cơ cao hơn.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng rất khó áp dụng bởi vì nhiều người đang thắc mắc về hiệu quả của việc sử dụng MyKad và liệu chip trong các thẻ này có chịu đựng được việc sử dụng thường xuyên hay không.
Hơn nữa, việc sử dụng MyKad để mua nhiên liệu sẽ gây khó khăn cho các phương tiện do các công ty đứng tên sở hữu.
Một số người cũng cho rằng việc giá xăng tăng theo công suất máy cũng không hợp lý bởi vì một số người trong nhóm thu nhập thấp lại sở hữu các xe hơi cũ nhập khẩu nhưng công suất động cơ trên 2.000cc.
Giá của các xe này thường thấp hơn khá nhiều so với giá một chiếc xe mới được sản xuất trong nước nhưng có công suất máy thấp hơn./.
Ông Tan Lian Hoe, Thứ trưởng Bộ Nội thương và vấn đề tiêu dùng Malaysia, cho biết hoạt động tại các cây xăng dọc biên giới gần đây được các nhân viên của bộ này giám sát. Tuy nhiên, việc lắp đặt các thiết bị ghi hình này sẽ đảm bảo cho việc giám sát có hiệu quả hơn.
Xăng dầu ở Malaysia hiện đang nhận được sự trợ giá của chính phủ nên có giá thấp hơn so với các nước láng giềng, vì vậy, các phương tiện giao thông các nước có chung biên giới thường chạy sang Malaysia để mua nhiên liệu.
Để đối phó với tình trạng này, tháng 12/2009, chính phủ Malaysia đã ra quyết định chỉ cho phép các cây xăng trong khu vực có bán kính 50km tính từ biên giới bán tối đa 20 lít xăng hoặc dầu diesel cho mỗi phương tiện giao thông nước ngoài.
Tuy nhiên, vì lợi nhuận, nhiều cây xăng vẫn tìm cách bán vượt quá mức giới hạn cho các phương tiện giao thông nước ngoài.
Hiện, Malaysia đang tìm cách để hạn chế tối đa khoản chi trợ giá xăng dầu, mà chủ yếu nhằm vào những người có thu nhập thấp, không đến được đúng đối tượng.
Chính phủ nước này đang thăm dò dư luận về việc sử dụng thẻ căn cước Malaysia (MyKad) mỗi khi mua nhiên liệu cũng như áp dụng giá xăng cao hơn cho những xe có công suất động cơ cao hơn.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng rất khó áp dụng bởi vì nhiều người đang thắc mắc về hiệu quả của việc sử dụng MyKad và liệu chip trong các thẻ này có chịu đựng được việc sử dụng thường xuyên hay không.
Hơn nữa, việc sử dụng MyKad để mua nhiên liệu sẽ gây khó khăn cho các phương tiện do các công ty đứng tên sở hữu.
Một số người cũng cho rằng việc giá xăng tăng theo công suất máy cũng không hợp lý bởi vì một số người trong nhóm thu nhập thấp lại sở hữu các xe hơi cũ nhập khẩu nhưng công suất động cơ trên 2.000cc.
Giá của các xe này thường thấp hơn khá nhiều so với giá một chiếc xe mới được sản xuất trong nước nhưng có công suất máy thấp hơn./.
Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)