Mới đây, trang công nghệ Mashable đã tiết lộ một bản nghiên cứu mới khá bất ngờ khi cho rằng những nỗ lực truyền thông xã hội của các thương hiệu đã không có nhiều ảnh hưởng tới quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.
Nghiên cứu trên được thực hiện bởi 2 hãng Forrester Research và GSI Commerce.
Từ những dữ liệu về mua sắm trực tuyến trong tháng 11 và 12 của năm 2010, các hãng khảo sát đã thấy rằng chỉ có dưới 2% đơn đặt hàng là có liên quan tới các mạng xã hội.
Theo Forrester và GSI, thì email truyền thống và các công cụ quảng cáo tìm kiếm là những công cụ marketing hiệu quả hơn truyền thông xã hội rất nhiều.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu trên được công bố thì cũng có không ít ý kiến phản đối từ phía người tiêu dùng.
Nhiều người cho biết tuy họ không bấm vào các đường liên kết quảng cáo trên mạng xã hội, song từ những chương trình truyền thông tại đây mà họ có thêm thông tin để quan tâm và qua trao đổi với bạn bè, người quen, họ có thể đi đến quyết định mua sản phẩm.
Do vậy, giới chuyên gia cho rằng nghiên cứu trên của Forrester và GSI giúp chúng ta nhận ra truyền thông xã hội giống như một công cụ có tác động tới tâm lý người tiêu dùng, chứ không phải là nơi để bán sản phẩm.
Những quảng cáo dẫn dắt mua hàng trên mạng chỉ có thể thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm, chứ không thể làm cho họ có tình cảm yêu mến hay ghét bỏ một mặt hàng hay thương hiệu nào đó trong một thời gian dài.
Vậy nên khả năng tác động tới tâm lý, tình cảm của khách hàng chính là ưu thế của truyền thông xã hội trong lĩnh vực thương mại điện tử ngày nay./.
Nghiên cứu trên được thực hiện bởi 2 hãng Forrester Research và GSI Commerce.
Từ những dữ liệu về mua sắm trực tuyến trong tháng 11 và 12 của năm 2010, các hãng khảo sát đã thấy rằng chỉ có dưới 2% đơn đặt hàng là có liên quan tới các mạng xã hội.
Theo Forrester và GSI, thì email truyền thống và các công cụ quảng cáo tìm kiếm là những công cụ marketing hiệu quả hơn truyền thông xã hội rất nhiều.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu trên được công bố thì cũng có không ít ý kiến phản đối từ phía người tiêu dùng.
Nhiều người cho biết tuy họ không bấm vào các đường liên kết quảng cáo trên mạng xã hội, song từ những chương trình truyền thông tại đây mà họ có thêm thông tin để quan tâm và qua trao đổi với bạn bè, người quen, họ có thể đi đến quyết định mua sản phẩm.
Do vậy, giới chuyên gia cho rằng nghiên cứu trên của Forrester và GSI giúp chúng ta nhận ra truyền thông xã hội giống như một công cụ có tác động tới tâm lý người tiêu dùng, chứ không phải là nơi để bán sản phẩm.
Những quảng cáo dẫn dắt mua hàng trên mạng chỉ có thể thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm, chứ không thể làm cho họ có tình cảm yêu mến hay ghét bỏ một mặt hàng hay thương hiệu nào đó trong một thời gian dài.
Vậy nên khả năng tác động tới tâm lý, tình cảm của khách hàng chính là ưu thế của truyền thông xã hội trong lĩnh vực thương mại điện tử ngày nay./.
Văn Hưng (Vietnam+)