Chiều 24/9, giá dầu trên thị trường châu Á đi xuống, trước sự sụt giảm của thị trường chứng khoán khu vực và mối lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực đồng euro (Eurozone).
Tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 11/2012 giảm 68 xu xuống 92,21 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 84 xu xuống 110,58 USD/thùng.
Nhà phân tích Victor Shum thuộc công ty tư vấn năng lượng Purvin & Gertz nhận định sự đi xuống của giá dầu trong phiên đầu tuần này không có gì đáng ngạc nhiên, trong bối cảnh hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á "đỏ sàn."
Thêm vào đó, theo nhà phân tích Shum, sự không thống nhất giữa Pháp và Đức về biện pháp giải quyết "cơn bão nợ" cũng gây lo lắng cho các nhà đầu tư, tạo sức ép bán tháo trên các thị trường chứng khoán, qua đó tác động lên giá dầu.
Trong cuộc họp ngày 21/9, hai nhà lãnh đạo của Đức và Pháp đã cho thấy những khác biệt quan điểm về vai trò của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc giám sát chung lĩnh vực ngân hàng khu vực. Trong khi Pháp muốn rằng khung giám sát ngân hàng sẽ được đưa ra càng sớm càng tốt, còn Đức thiên về hướng tiếp cận thận trọng.
Jonathan Barratt, nhà điều hành của công ty nghiên cứu BarrattBulletin, nhận định sự lạc quan của các nhà đầu tư đã "ra đi," thay vào đó họ đang trở lại với sự lo lắng và tâm lý này đang đẩy giá các hàng hóa đi xuống, trong đó có dầu mỏ.
Ngoài ra, bình luận của quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới Arập Xêút rằng sẽ từng bước kiềm chế giá dầu tăng quá cao cũng là nhân tố góp phần đẩy "vàng đen" xuống giá. Theo ông Shum, bình luận của Arập Xêút dường như báo hiệu nguồn cung sẽ không bị gián đoạn./.
Tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 11/2012 giảm 68 xu xuống 92,21 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 84 xu xuống 110,58 USD/thùng.
Nhà phân tích Victor Shum thuộc công ty tư vấn năng lượng Purvin & Gertz nhận định sự đi xuống của giá dầu trong phiên đầu tuần này không có gì đáng ngạc nhiên, trong bối cảnh hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á "đỏ sàn."
Thêm vào đó, theo nhà phân tích Shum, sự không thống nhất giữa Pháp và Đức về biện pháp giải quyết "cơn bão nợ" cũng gây lo lắng cho các nhà đầu tư, tạo sức ép bán tháo trên các thị trường chứng khoán, qua đó tác động lên giá dầu.
Trong cuộc họp ngày 21/9, hai nhà lãnh đạo của Đức và Pháp đã cho thấy những khác biệt quan điểm về vai trò của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc giám sát chung lĩnh vực ngân hàng khu vực. Trong khi Pháp muốn rằng khung giám sát ngân hàng sẽ được đưa ra càng sớm càng tốt, còn Đức thiên về hướng tiếp cận thận trọng.
Jonathan Barratt, nhà điều hành của công ty nghiên cứu BarrattBulletin, nhận định sự lạc quan của các nhà đầu tư đã "ra đi," thay vào đó họ đang trở lại với sự lo lắng và tâm lý này đang đẩy giá các hàng hóa đi xuống, trong đó có dầu mỏ.
Ngoài ra, bình luận của quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới Arập Xêút rằng sẽ từng bước kiềm chế giá dầu tăng quá cao cũng là nhân tố góp phần đẩy "vàng đen" xuống giá. Theo ông Shum, bình luận của Arập Xêút dường như báo hiệu nguồn cung sẽ không bị gián đoạn./.
Trà My (TTXVN)