Tách khỏi phố phường Hà Nội sầm uất, phóng viên Viẹtnam+ có mặt trong ngôi nhà họ Quách năm đời ở đất Hà Thành. Cả một niềm thời gian lắng đọng trong một không gian văn hóa của gia đình này.
Người đàn ông sinh năm 1961 trầm tính, an nhã trò chuyện cùng tôi. Anh là Quách Đông Phương-người nghệ sỹ của những cổng làng, những hương xưa không thể nhạt phai trong lòng người yêu văn hóa Việt.
Dấu xưa nét quý! Giữa mùa lễ hội xuân này, ai lưu luyến văn hóa của cha ông, ai thương hoài hồn Việt đều muốn được nhìn thấy những tấm ảnh cổng làng của Quách Đông Phương như đọc sử làng xưa. Tại nhà riêng của họa sỹ ở phố Sơn Tây (Hà Nội), bốn phía tường của căn phòng là những bức tượng Phật cổ nhưng như mang lại cảm giác bình dị, gần gũi như những “hồn muôn năm cũ” song hành cùng cháu con. Thấy tôi nhìn chiếc bàn nhỏ cỡ một trăm năm tuổi, những hòm kệ xưa xếp ngăn nắp và đầy ẩn chứa, chủ nhà chia sẻ: “Những đồ đạc trong nhà tôi đều có quá khứ. Nhiều người giàu có lại thấy đồ mới là hay. Nhưng tôi thấy trong đó như không có dấu của đời sống, không có hồn của của văn hóa." Bắt đầu từ cảm hứng “Trọng quá khứ thì tương lai mới tốt đẹp được” trong câu nói của anh, tôi hỏi về những chiếc cổng làng đã đi vào khoảng 700 bức ảnh được chọn lựa từ hàng ngàn bức của Quách Đông Phương, anh nói: “Tôi dừng chụp rồi, còn cổng đâu mà chụp nữa. Họ phá bỏ hoặc xây mới hết rồi.” Qua giọng nói đầy tiếc nuối của anh, tôi biết người nghệ sĩ đau đáu với văn hóa dân tộc không chờ đợi thực trạng trên để những tấm ảnh đã chụp cổng làng trở nên quý hơn. Hoàn toàn không. Dường như người nghệ sỹ Hà Nội này không cần cái sự hiếm đáng buồn ấy. Câu chuyện của anh trong thái độ rất khánh quan, không quá trầm bổng, bình luận thêm nhưng khiến người nghe phải cười buồn, rồi cay mắt. Anh kể, có lần tìm được một cổng xưa chuẩn bị chụp thì người dân ở đó ra nói: “Cổng này cũ, bác chụp làm gì? Ít ngày nữa làng tôi phá đi xây cổng mới. Tiền tỷ đấy, to đẹp lắm. Khi ấy tha hồ mà chụp!” Rồi anh lắc đầu, im lặng. Đúng là có những người giàu có nhưng thẩm mỹ kém thành ra không biết quý cái đẹp từ trong quá khứ. Quách Đông Phương tâm sự: “Hãy nhớ rằng bên trong mỗi cổng làng là xã hội Việt với nhiều mối quan hệ thể hiện văn hóa. Ngày xưa, người ta sống rất sợ “tiếng làng”. Chính vì tránh sợ điều tiếng như thế mà ai cũng tránh làm điều xấu, điều dị biệt. "Cổng làng có tiếng khoa cử như Đông Ngạc thì có hình hai bút lông hai bên. Cổng làng dân có nghề doanh thương, buôn bán thì những câu chữ là tâm nguyện về tài lộc và vượng phát. Nhưng đó là sự phát vượng gắn với chữ tâm. Nhìn một số làng nghề ngày nay thiên theo lợi nhuận mất cả tâm mà thấy đáng tiếc, đáng buồn," nghệ sỹ chia sẻ.
Có văn hóa thì nghèo mà không khổ Quách Đông Phương đã chia sẻ với phóng viên cách hiểu về tên mình là “cái thành giữ chất Đông Phương.” Quả nhiên sự nghiệp của anh luôn gắn bó mật thiết với văn hóa của cộng đồng dân tộc. Sống bằng bán tranh vẽ, việc chụp cổng làng như một đam mê hàng chục năm trước, vậy đam mê hiện nay của nghệ sỹ Quách Đông Phương là gì? Anh trả lời đó là đến với văn hóa các dân tộc vùng cao. Với người miền núi, văn hóa dân tộc chưa bị mai một nhiều. Họ nghèo nhưng không thấy khổ. Đông Phương trầm ngâm rồi nói: “Như người Mông rất chí khí, người Hà Nhì rất khéo nấu ăn.” Gặng hỏi, tôi được biết trong tương lai gần, Quách Đông Phương sẽ tiếp tục mở triển lãm với cả nghìn bức ảnh về đồng bào Mông và cũng trưng bày kiểu sắp đặt giống triển lãm sắp đặt cổng làng ở phố Hàng Buồm vừa qua, chứ anh không chọn cách lồng khung kính treo quanh tường. Chia tay anh trong một ngày đầu năm, tôi bỗng thấy rõ mùa xuân ngỡ mới mà ân tình như bạn cũ, sau một năm lại rực rỡ quay về. Quan niệm mọi thứ xung quanh cần có quá khứ mới có hồn và đáng quý của họa sỹ Quách Đông Phương đã “truyền” sang tôi. Đó là những quá khứ được thể hiện trong vật thể có chứa bề dày văn hóa, cần quý trọng, lưu giữ để chống lại mỗi nhạt phai./.
Dấu xưa nét quý! Giữa mùa lễ hội xuân này, ai lưu luyến văn hóa của cha ông, ai thương hoài hồn Việt đều muốn được nhìn thấy những tấm ảnh cổng làng của Quách Đông Phương như đọc sử làng xưa. Tại nhà riêng của họa sỹ ở phố Sơn Tây (Hà Nội), bốn phía tường của căn phòng là những bức tượng Phật cổ nhưng như mang lại cảm giác bình dị, gần gũi như những “hồn muôn năm cũ” song hành cùng cháu con. Thấy tôi nhìn chiếc bàn nhỏ cỡ một trăm năm tuổi, những hòm kệ xưa xếp ngăn nắp và đầy ẩn chứa, chủ nhà chia sẻ: “Những đồ đạc trong nhà tôi đều có quá khứ. Nhiều người giàu có lại thấy đồ mới là hay. Nhưng tôi thấy trong đó như không có dấu của đời sống, không có hồn của của văn hóa." Bắt đầu từ cảm hứng “Trọng quá khứ thì tương lai mới tốt đẹp được” trong câu nói của anh, tôi hỏi về những chiếc cổng làng đã đi vào khoảng 700 bức ảnh được chọn lựa từ hàng ngàn bức của Quách Đông Phương, anh nói: “Tôi dừng chụp rồi, còn cổng đâu mà chụp nữa. Họ phá bỏ hoặc xây mới hết rồi.” Qua giọng nói đầy tiếc nuối của anh, tôi biết người nghệ sĩ đau đáu với văn hóa dân tộc không chờ đợi thực trạng trên để những tấm ảnh đã chụp cổng làng trở nên quý hơn. Hoàn toàn không. Dường như người nghệ sỹ Hà Nội này không cần cái sự hiếm đáng buồn ấy. Câu chuyện của anh trong thái độ rất khánh quan, không quá trầm bổng, bình luận thêm nhưng khiến người nghe phải cười buồn, rồi cay mắt. Anh kể, có lần tìm được một cổng xưa chuẩn bị chụp thì người dân ở đó ra nói: “Cổng này cũ, bác chụp làm gì? Ít ngày nữa làng tôi phá đi xây cổng mới. Tiền tỷ đấy, to đẹp lắm. Khi ấy tha hồ mà chụp!” Rồi anh lắc đầu, im lặng. Đúng là có những người giàu có nhưng thẩm mỹ kém thành ra không biết quý cái đẹp từ trong quá khứ. Quách Đông Phương tâm sự: “Hãy nhớ rằng bên trong mỗi cổng làng là xã hội Việt với nhiều mối quan hệ thể hiện văn hóa. Ngày xưa, người ta sống rất sợ “tiếng làng”. Chính vì tránh sợ điều tiếng như thế mà ai cũng tránh làm điều xấu, điều dị biệt. "Cổng làng có tiếng khoa cử như Đông Ngạc thì có hình hai bút lông hai bên. Cổng làng dân có nghề doanh thương, buôn bán thì những câu chữ là tâm nguyện về tài lộc và vượng phát. Nhưng đó là sự phát vượng gắn với chữ tâm. Nhìn một số làng nghề ngày nay thiên theo lợi nhuận mất cả tâm mà thấy đáng tiếc, đáng buồn," nghệ sỹ chia sẻ.
Có văn hóa thì nghèo mà không khổ Quách Đông Phương đã chia sẻ với phóng viên cách hiểu về tên mình là “cái thành giữ chất Đông Phương.” Quả nhiên sự nghiệp của anh luôn gắn bó mật thiết với văn hóa của cộng đồng dân tộc. Sống bằng bán tranh vẽ, việc chụp cổng làng như một đam mê hàng chục năm trước, vậy đam mê hiện nay của nghệ sỹ Quách Đông Phương là gì? Anh trả lời đó là đến với văn hóa các dân tộc vùng cao. Với người miền núi, văn hóa dân tộc chưa bị mai một nhiều. Họ nghèo nhưng không thấy khổ. Đông Phương trầm ngâm rồi nói: “Như người Mông rất chí khí, người Hà Nhì rất khéo nấu ăn.” Gặng hỏi, tôi được biết trong tương lai gần, Quách Đông Phương sẽ tiếp tục mở triển lãm với cả nghìn bức ảnh về đồng bào Mông và cũng trưng bày kiểu sắp đặt giống triển lãm sắp đặt cổng làng ở phố Hàng Buồm vừa qua, chứ anh không chọn cách lồng khung kính treo quanh tường. Chia tay anh trong một ngày đầu năm, tôi bỗng thấy rõ mùa xuân ngỡ mới mà ân tình như bạn cũ, sau một năm lại rực rỡ quay về. Quan niệm mọi thứ xung quanh cần có quá khứ mới có hồn và đáng quý của họa sỹ Quách Đông Phương đã “truyền” sang tôi. Đó là những quá khứ được thể hiện trong vật thể có chứa bề dày văn hóa, cần quý trọng, lưu giữ để chống lại mỗi nhạt phai./.
Nói đến tên nghệ sỹ Quách Đông Phương nhiều người trong ngoài giới đều biết anh là một nghệ sỹ "chuyên gia" về chụp ảnh cổng làng cổ. Anh từng có một triển lãm diễn ra hàng tháng và thu hút rất nhiều người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh, yêu Hà Nội tại Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc cuối năm 2011. Những bức ảnh cổng làng đã làm thành gia tài nghệ thuật có một không hai của anh. Quách Đông Phương tâm sự rằng: "Tôi chụp nhiều nhất là các cổng làng ở Hà Tây (cũ), nhiều cổng làng của Hà Nội và có cả những cổng làng ở Hưng Yên, ở Hải Phòng. Nhiều cổng tôi chụp, nay đã không còn." Cuộc triển lãm sắp đặt những bức ảnh tạo thành các khối hộp cổng làng của anh đã gây một tiếng vang lớn. |
Nguyễn Anh (Vietnam+)