Cảnh sát Bangladesh ngày 4/1 cho biết một nữ hiệu trưởng nước này vừa bị bắt giữ sau khi người ta tìm thấy một cuốn sách cấm tại trường của bà.
Theo thanh tra cảnh sát Abdul Malek, bà Yunus Ali bị phát hiện đang giữ bản sao cuốn tiểu thuyết “Lajja” (tạm dịch là “Nỗi nhục”) của nữ tác giả Taslima Nasreen trong thư viện trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ KC ở huyện biển Pirojpur.
Nasreen từng bị bắt phải rời khỏi đất nước Hồi giáo này năm 1994 sau khi những phần tử Hồi giáo cực đoan buộc tội bà báng bổ tôn giáo của họ trong cuốn tiểu thuyết, khi mô tả cuộc sống khốn khổ của một gia đình theo đạo Hindu bị những người theo đạo Hồi ở Bangladesh ngược đãi.
Năm 1993, một năm sau khi xuất bản, cuốn tiểu thuyết đã bị cấm lưu hành theo luật của Bangladesh.
Từ một bác sỹ phụ khoa trở thành nhà văn, Nasreen, 49 tuổi, hiện nay sống chủ yếu tại châu Âu và Ấn Độ nhưng vẫn phải lẩn trốn các cuộc săn đuổi của các thành phần cực đoan.
"'Lajja' là sách cấm nhưng cho đến bây giờ, hiệu trưởng ngôi trường này vẫn giữ nó trong thư viện,” Malek cho biết. Ông cũng nói thêm rằng bà Ali sẽ bị khởi tố và có thể phải ngồi tù đến ba năm.
Trong khi đó, theo tờ nhật báo tiếng Bengali Prothom Alo, bà Ali lại cho rằng bà chỉ là nạn nhân của một âm mưu được sắp đặt trước.
Trên thực tế, những bản sao chép lậu cuốn tiểu thuyết "Lajja" vẫn được bày bán rộng rãi ở các nhà sách và chợ nhỏ ở Bangladesh./.
Theo thanh tra cảnh sát Abdul Malek, bà Yunus Ali bị phát hiện đang giữ bản sao cuốn tiểu thuyết “Lajja” (tạm dịch là “Nỗi nhục”) của nữ tác giả Taslima Nasreen trong thư viện trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ KC ở huyện biển Pirojpur.
Nasreen từng bị bắt phải rời khỏi đất nước Hồi giáo này năm 1994 sau khi những phần tử Hồi giáo cực đoan buộc tội bà báng bổ tôn giáo của họ trong cuốn tiểu thuyết, khi mô tả cuộc sống khốn khổ của một gia đình theo đạo Hindu bị những người theo đạo Hồi ở Bangladesh ngược đãi.
Năm 1993, một năm sau khi xuất bản, cuốn tiểu thuyết đã bị cấm lưu hành theo luật của Bangladesh.
Từ một bác sỹ phụ khoa trở thành nhà văn, Nasreen, 49 tuổi, hiện nay sống chủ yếu tại châu Âu và Ấn Độ nhưng vẫn phải lẩn trốn các cuộc săn đuổi của các thành phần cực đoan.
"'Lajja' là sách cấm nhưng cho đến bây giờ, hiệu trưởng ngôi trường này vẫn giữ nó trong thư viện,” Malek cho biết. Ông cũng nói thêm rằng bà Ali sẽ bị khởi tố và có thể phải ngồi tù đến ba năm.
Trong khi đó, theo tờ nhật báo tiếng Bengali Prothom Alo, bà Ali lại cho rằng bà chỉ là nạn nhân của một âm mưu được sắp đặt trước.
Trên thực tế, những bản sao chép lậu cuốn tiểu thuyết "Lajja" vẫn được bày bán rộng rãi ở các nhà sách và chợ nhỏ ở Bangladesh./.
Bích Ngọc (AFP/Vietnam+)