Mạng tin Sankei dẫn nguồn Bộ Môi trường Trung Quốc cho biết, từ trung tuần tháng 1/2013, làn sương mù chứa các chất độc hại đã bao phủ tới 1/4 lãnh thổ Trung quốc và ảnh hưởng đến sức khỏe của 600 triệu người.
Vào dịp Tết Nguyên Đán sắp tới, giới chức nước này càng thêm lo ngại khi người dân đua nhau đốt pháo mừng Năm mới.
Bộ Môi trường Trung Quốc thừa nhận nước này không có được cơ chế giám sát và quản lý hiệu quả tình trạng ô nhiễm không khí, song khẳng định sẽ tiến hành các biện pháp tích cực nhằm cải thiện tình hình hiện nay. Bộ này đã triệu tập Hội nghị công tác bảo vệ môi trường toàn quốc ngày 24/1.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Môi trường Chu Sinh Hiền cho biết tình trạng ô nhiễm không khí của Trung Quốc từ Bắc Kinh đã lan ra 17 tỉnh, thành phố và khu tự trị trên cả nước. Đặc biệt, 70% thành phố ở Trung Quốc đều không đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu về không khí.
Trung Quốc đã đặt ưu tiên phát triển kinh tế từ sau cải cách mở cửa. Bộ trưởng Chu cho biết: “Qua một giai đoạn dài, mâu thuẫn giữa mục tiêu kinh tế với vấn đề môi trường vốn tích luỹ từ lâu nay đang dần lộ ra.” Ngay cả nguồn nước uống không thể thiếu đối với cư dân ở các thành phố cũng ngày một ô nhiễm.
Năm 2012, người dân ở một địa phương ở Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc xây dựng một nhà máy có nguy cơ thải ra các hóa chất độc hại. Điều này cho thấy ngay cả những người Trung Quốc, vốn chỉ quan tâm đến kế sinh nhai hơn cả sức khỏe bản thân, cũng bắt đầu quan tâm hơn đến các nguy cơ về môi trường.
Các hạt bụi phân tử mang tên PM 2.5 đường kính dưới 2,5 micromét (µm) được coi là tác nhân chính làm gia tăng các ca ung thư phổi ở Trung Quốc.
[Không khí ô nhiễm từ Trung Quốc lan tới Nhật Bản]
Tại thủ đô Bắc Kinh, hàm lượng PM 2.5 đo được trên 1m3 không khí lên tới 900 microgram (µg), vượt xa tiêu chuẩn của Nhật Bản tới 25 lần. Chỉ trong vòng 10 năm, các ca ung thư phổi ở Bắc Kinh tăng tới 60%.
Bộ Môi trường nước này tuyên bố sẽ giảm mật độ ô nhiễm PM 2.5 đi 5%. Để thực hiện được mục tiêu này, Trung Quốc cần hạn chế sử dụng than đá, giảm khí thải tại các nhà máy và khói từ các phương tiện giao thông. Tuy nhiên, với mục tiêu “tăng gấp đôi thu nhập bình quân đến năm 2020,” Trung Quốc khó có thể làm chậm lại hoạt động sản xuất ở các nhà máy./.
Vào dịp Tết Nguyên Đán sắp tới, giới chức nước này càng thêm lo ngại khi người dân đua nhau đốt pháo mừng Năm mới.
Bộ Môi trường Trung Quốc thừa nhận nước này không có được cơ chế giám sát và quản lý hiệu quả tình trạng ô nhiễm không khí, song khẳng định sẽ tiến hành các biện pháp tích cực nhằm cải thiện tình hình hiện nay. Bộ này đã triệu tập Hội nghị công tác bảo vệ môi trường toàn quốc ngày 24/1.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Môi trường Chu Sinh Hiền cho biết tình trạng ô nhiễm không khí của Trung Quốc từ Bắc Kinh đã lan ra 17 tỉnh, thành phố và khu tự trị trên cả nước. Đặc biệt, 70% thành phố ở Trung Quốc đều không đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu về không khí.
Trung Quốc đã đặt ưu tiên phát triển kinh tế từ sau cải cách mở cửa. Bộ trưởng Chu cho biết: “Qua một giai đoạn dài, mâu thuẫn giữa mục tiêu kinh tế với vấn đề môi trường vốn tích luỹ từ lâu nay đang dần lộ ra.” Ngay cả nguồn nước uống không thể thiếu đối với cư dân ở các thành phố cũng ngày một ô nhiễm.
Năm 2012, người dân ở một địa phương ở Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc xây dựng một nhà máy có nguy cơ thải ra các hóa chất độc hại. Điều này cho thấy ngay cả những người Trung Quốc, vốn chỉ quan tâm đến kế sinh nhai hơn cả sức khỏe bản thân, cũng bắt đầu quan tâm hơn đến các nguy cơ về môi trường.
Các hạt bụi phân tử mang tên PM 2.5 đường kính dưới 2,5 micromét (µm) được coi là tác nhân chính làm gia tăng các ca ung thư phổi ở Trung Quốc.
[Không khí ô nhiễm từ Trung Quốc lan tới Nhật Bản]
Tại thủ đô Bắc Kinh, hàm lượng PM 2.5 đo được trên 1m3 không khí lên tới 900 microgram (µg), vượt xa tiêu chuẩn của Nhật Bản tới 25 lần. Chỉ trong vòng 10 năm, các ca ung thư phổi ở Bắc Kinh tăng tới 60%.
Bộ Môi trường nước này tuyên bố sẽ giảm mật độ ô nhiễm PM 2.5 đi 5%. Để thực hiện được mục tiêu này, Trung Quốc cần hạn chế sử dụng than đá, giảm khí thải tại các nhà máy và khói từ các phương tiện giao thông. Tuy nhiên, với mục tiêu “tăng gấp đôi thu nhập bình quân đến năm 2020,” Trung Quốc khó có thể làm chậm lại hoạt động sản xuất ở các nhà máy./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)