Theo Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến thời điểm này, đợt mưa lũ kéo dài tại miền Trung đã làm 6 người thiệt mạng, trên 2.100 ngôi nhà tại Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Thuận bị ngập, đổ và tốc mái; hơn 74.128 ha lúa bị ngập úng và gần 11.800 ha hoa màu bị ngập đổ; diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập là 3.405 ha.
Mưa lũ còn làm sạt lở đất, trôi bồi lấp nhiều hệ thống kênh mương, thủy lợi, đường giao thông tại các tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
Đến thời điểm này, hầu hết các hồ chứa ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh vẫn an toàn. Do mưa giảm nên mực nước các hồ chứa đang giảm dần, một số hồ chứa lớn có tràn xả lũ cửa van như Vực Mấu, Sông Sào đã ngừng xả lũ trong ngày 14/9. Song tại hồ chứa Yên Mỹ (Thanh Hóa), lúc 7 giờ ngày 15/9, mực nước tràn qua đỉnh cửa van cung 1,05 m, tràn xả lũ không vận hành.
Để triển khai ứng phó với tình hình mưa lũ, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 27/CĐ-TW đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước, tình trạng tràn xả lũ hồ Yên Mỹ, để kịp thời xử lý khi có tình huống xấu xảy ra; rà soát các khu dân cư phía hạ lưu đập, vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng để chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn khi hồ xả lũ.
Ngay sau đó, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa cũng đã có Công điện số 18/CĐ-BCHPhòng chống lụt bão chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các huyện Nông Cống, Tĩnh Gia, Như Thanh và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên KTCTTL Sông Chu, tổ chức triển khai ứng phó với tình hình hồ chứa nước Yên Mỹ theo nội dung Công điện số 27/CĐ-TW của Ban chỉ đạo.
Bộ Y Tế cũng đã có Công điện số 5656/CĐ-BYT gửi Sở Y tế các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và các đơn vị trực thuộc Bộ ở khu vực miền Trung triển khai công tác khắc phục hậu quả sau mưa lũ./.
Mưa lũ còn làm sạt lở đất, trôi bồi lấp nhiều hệ thống kênh mương, thủy lợi, đường giao thông tại các tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
Đến thời điểm này, hầu hết các hồ chứa ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh vẫn an toàn. Do mưa giảm nên mực nước các hồ chứa đang giảm dần, một số hồ chứa lớn có tràn xả lũ cửa van như Vực Mấu, Sông Sào đã ngừng xả lũ trong ngày 14/9. Song tại hồ chứa Yên Mỹ (Thanh Hóa), lúc 7 giờ ngày 15/9, mực nước tràn qua đỉnh cửa van cung 1,05 m, tràn xả lũ không vận hành.
Để triển khai ứng phó với tình hình mưa lũ, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 27/CĐ-TW đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước, tình trạng tràn xả lũ hồ Yên Mỹ, để kịp thời xử lý khi có tình huống xấu xảy ra; rà soát các khu dân cư phía hạ lưu đập, vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng để chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn khi hồ xả lũ.
Ngay sau đó, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa cũng đã có Công điện số 18/CĐ-BCHPhòng chống lụt bão chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các huyện Nông Cống, Tĩnh Gia, Như Thanh và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên KTCTTL Sông Chu, tổ chức triển khai ứng phó với tình hình hồ chứa nước Yên Mỹ theo nội dung Công điện số 27/CĐ-TW của Ban chỉ đạo.
Bộ Y Tế cũng đã có Công điện số 5656/CĐ-BYT gửi Sở Y tế các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và các đơn vị trực thuộc Bộ ở khu vực miền Trung triển khai công tác khắc phục hậu quả sau mưa lũ./.
Lưu Thanh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)