Mỹ bồi thường cho những người còn sống sót trong trận chiến Guam

Ngày 22/6, Chính phủ Mỹ công bố kế hoạch bồi thường cho những người còn sống sót trong trận chiến giữa quân đội Mỹ nhằm giành lại đảo Guam từ tay phátxít Nhật,.
Mỹ bồi thường cho những người còn sống sót trong trận chiến Guam ảnh 1Một khu vực mua sắm ở Guam. (Nguồn: The Guam Guide)

Ngày 22/6, Chính phủ Mỹ công bố kế hoạch bồi thường cho những người còn sống sót trong trận chiến giữa quân đội Mỹ nhằm giành lại đảo Guam từ tay phátxít Nhật, 73 năm sau khi kết thúc tình trạng thù địch giữa 2 bên tại hòn đảo thuộc khu vực Thái Bình Dương này.

Theo đó, vợ/chồng hoặc con vẫn còn sống của cư dân Guam đã bị sát hại trong thời kỳ phát xít Nhật chiếm đóng hòn đảo này hoặc tại thời điểm quân đội Mỹ giải phóng hòn đảo có thể được bồi thường 25.000 USD.

Trường hợp bị cưỡng đoạt hoặc bị thương nghiêm trọng có thể được bồi thường 15.000 USD, trong khi những người bị ép buộc làm nô lệ lao động khổ sai sẽ nhận được 12.000 USD. Đối với những người từng bị giam cầm có thể được hưởng 10.000 USD.

Hiện giới chức Mỹ đang thảo luận về cách thức bồi thường cụ thể cho các nạn nhân.

[Hải quân Mỹ điều tàu ngầm hạt nhân USS Pennsylvania tới đảo Guam]

Khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 bùng nổ, Nhật Bản đã chiếm đóng Guam từ ngày 10/12/1941 và cố thủ tại đây cho tới khi Hải quân Mỹ giải phóng hòn đảo này ngày 21/7/1944 sau một cuộc chiến kéo dài nhiều tháng.

Cư dân bản địa Chamorro trên đảo đã bị đối xử tàn bạo trong suốt thời gian quân Nhật chiếm đóng. Ước tính có tới 1.100 người bị sát hại và nhiều người khác bị tra tấn, bị ép buộc làm nô lệ lao động khổ sai... Tuy nhiên, may mắn khi có tới 3.000 người vẫn còn sống sót sau thảm kịch này trên đảo Guam.

Kể từ năm 1977, họ đã bền bỉ đấu tranh yêu cầu Washington bồi thường thiệt hại căn cứ theo một hiệp ước năm 1951, trong đó Mỹ miễn hoàn toàn trách nhiệm đối với Nhật Bản trước những cáo buộc trong tương lai liên quan tới riêng cuộc chiến này.

Hồi tháng 12 năm ngoái, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chấp thuận đề xuất soạn thảo cơ chế bồi thường cho những người dân còn sống sót trong trận chiến trên.

Mới đây, hôm 20/6 vừa qua, Ủy ban giải quyết khiếu nại nước ngoài của Mỹ (FCSC) cũng đã bắt đầu tiếp nhận các lá đơn có liên quan tới Chương trình Khiếu nại về trận chiến Guam, tuyên bố những người còn sống sẽ có tổng cộng 12 tháng để hoàn thiện hồ sơ khiếu nại có liên quan./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Ông Cao Văn Thành, thương binh 1/4 thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. (Ảnh: Việt Đức/TTXVN)

Lời hẹn ước sắt son cho Tổ quốc đứng lên

Giữa sự khốc liệt của chiến tranh có những tình yêu đôi lứa với nhiều cung bậc cảm xúc, không chỉ là hẹn ước sắt son, mà đó còn là lý tưởng, triết lý sống của thế hệ thanh niên đấu tranh giữ nước.

Phi công Hoàng Biểu (giữa) cùng đồng đội. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Những phi công anh hùng sống chết cho đất nước

Với nhiều phi công, khi chiến thắng trở về ai cũng cảm nhận sâu sắc nỗi đau khi đồng đội và chiếc MiG thân yêu của họ không còn, nhưng khát vọng thống nhất còn cháy bỏng hơn lò lửa chiến tranh.