Sau khi Venezuela trục xuất ba nhân viên ngoại giao Mỹ với cáo buộc tham gia các hoạt động phá hoại, gây bất ổn tại quốc gia Nam Mỹ này, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố đang cân nhắc các biện pháp trả đũa ngoại giao chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro.
[Tổng thống Venezuela trục xuất 3 nhà ngoại giao Mỹ]
Phát biểu trước báo giới tại thủ đô Washington ngày 1/10, nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc của Tổng thống Maduro khi cho rằng Chính phủ Mỹ nói chung và ba nhà ngoại giao bị trục xuất nói riêng có liên quan đến những âm mưu gây bất ổn tại Venezuela.
Theo bà Psaki, việc các nhà ngoại giao Mỹ gặp gỡ và duy trì liên lạc với các tổ chức chính trị tại Venezuela là điều hoàn toàn bình thường trong công tác ngoại giao. Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đang cân nhắc các hành động đáp trả tương tự dựa trên Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự.
Trong khi đó, phát biểu trước báo giới cùng ngày tại thủ đô Caracas, Tổng thống Maduro tuyên bố sẽ không thiết lập bất kỳ mối quan hệ thân thiện nào cho đến khi Washington chấm dứt các hành động thù địch hòng gây bất ổn tình hình tại Venezuela.
Trước đó ngày 30/9, Tổng thống Maduro đã ra lệnh trục xuất ba nhà ngoại giao của Đại sứ quan Mỹ tại thủ đô Caracas, trong đó có đại biện lâm thời Kelly Keiderling, sau khi cáo buộc các nhân vật này tham gia các hoạt động phá hoại, gây bất ổn tại quốc gia Nam Mỹ này.
Ông Maduro khẳng định có bằng chứng về việc các nhà ngoại giao Mỹ đã nhóm họp với các đối tượng cực hữu cực đoan tại Venezuela để tài trợ và kích động các hành động phá hoại nền kinh tế và hệ thống điện lực nước này.
Hồi đầu tháng Ba vừa qua, ngay trước khi thông báo về việc Tổng thống Hugo Chavez qua đời, ông Maduro cũng đã quyết định trục xuất hai tùy viên quân sự của Mỹ với cáo buộc thúc đẩy các kế hoạch gây bất ổn để chống phá Chính phủ Venezuela.
Tranh cãi ngoại giao gần đây nhất giữa hai nước xảy ra hồi tháng trước khi chuyên cơ của Tổng thống Maduro bị từ chối cho phép bay qua không phận Mỹ để tới thăm chính thức Trung Quốc.
Quan hệ giữa Mỹ và Venezuela bị xuống cấp kể từ cuối năm 2010, sau khi Tổng thống Chavez không chấp nhận ông Larry Palmer làm đại sứ mới của Mỹ tại Caracas vì đưa ra những tuyên bố thù địch với Venezuela. Đáp lại, Mỹ rút thị thực của Đại sứ Venezuela tại Washington. Hiện quan hệ giữa hai bên chỉ ở cấp đại biện./.
[Tổng thống Venezuela trục xuất 3 nhà ngoại giao Mỹ]
Phát biểu trước báo giới tại thủ đô Washington ngày 1/10, nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc của Tổng thống Maduro khi cho rằng Chính phủ Mỹ nói chung và ba nhà ngoại giao bị trục xuất nói riêng có liên quan đến những âm mưu gây bất ổn tại Venezuela.
Theo bà Psaki, việc các nhà ngoại giao Mỹ gặp gỡ và duy trì liên lạc với các tổ chức chính trị tại Venezuela là điều hoàn toàn bình thường trong công tác ngoại giao. Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đang cân nhắc các hành động đáp trả tương tự dựa trên Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự.
Trong khi đó, phát biểu trước báo giới cùng ngày tại thủ đô Caracas, Tổng thống Maduro tuyên bố sẽ không thiết lập bất kỳ mối quan hệ thân thiện nào cho đến khi Washington chấm dứt các hành động thù địch hòng gây bất ổn tình hình tại Venezuela.
Trước đó ngày 30/9, Tổng thống Maduro đã ra lệnh trục xuất ba nhà ngoại giao của Đại sứ quan Mỹ tại thủ đô Caracas, trong đó có đại biện lâm thời Kelly Keiderling, sau khi cáo buộc các nhân vật này tham gia các hoạt động phá hoại, gây bất ổn tại quốc gia Nam Mỹ này.
Ông Maduro khẳng định có bằng chứng về việc các nhà ngoại giao Mỹ đã nhóm họp với các đối tượng cực hữu cực đoan tại Venezuela để tài trợ và kích động các hành động phá hoại nền kinh tế và hệ thống điện lực nước này.
Hồi đầu tháng Ba vừa qua, ngay trước khi thông báo về việc Tổng thống Hugo Chavez qua đời, ông Maduro cũng đã quyết định trục xuất hai tùy viên quân sự của Mỹ với cáo buộc thúc đẩy các kế hoạch gây bất ổn để chống phá Chính phủ Venezuela.
Tranh cãi ngoại giao gần đây nhất giữa hai nước xảy ra hồi tháng trước khi chuyên cơ của Tổng thống Maduro bị từ chối cho phép bay qua không phận Mỹ để tới thăm chính thức Trung Quốc.
Quan hệ giữa Mỹ và Venezuela bị xuống cấp kể từ cuối năm 2010, sau khi Tổng thống Chavez không chấp nhận ông Larry Palmer làm đại sứ mới của Mỹ tại Caracas vì đưa ra những tuyên bố thù địch với Venezuela. Đáp lại, Mỹ rút thị thực của Đại sứ Venezuela tại Washington. Hiện quan hệ giữa hai bên chỉ ở cấp đại biện./.
(TTXVN)