Tạp chí CQ MoneyLine chuyên theo dõi các vấn đề tài chính liên quan tới Quốc hội Mỹ, ngày 29/4 cho biết các nhóm vận động hậu trường đã chi tới 916 triệu USD trong quý I/2010, cao gấp đôi so với mức trung bình mỗi tháng trong thập kỷ trước, nhằm tác động đến các dự luật của Quốc hội và chính sách của Chính phủ Mỹ.
Mức chi cho vận động hậu trường tăng lên trong bối cảnh Quốc hội Mỹ và Chính quyền Tổng thống Barack Obama triển khai hàng loạt dự luật tác động đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Mỹ, từ bảo hiểm y tế, đến năng lượng và các quy định mới liên quan đến hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính ở Phố Wall.
Vì thế phần lớn số tiền chi cho vận động hậu trường này được tập trung ở Quốc hội Mỹ.
Trong bối cảnh Quốc hội Mỹ xem xét và thông qua Luật bảo hiểm y tế, làm thay đổi một cách cơ bản hệ thống bảo hiểm y tế Mỹ, các khoản chi cho vận động hậu trường liên quan tới bảo hiểm y tế đã đứng đầu danh sách trong ba tháng đầu năm nay, với 160,7 triệu USD, cao hơn 8 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng thứ hai là các khoản chi cho vận động hậu trường của ngành năng lượng và khai thác khí đốt, trong bối cảnh Quốc hội đang đẩy nhanh việc xem xét dự luật về năng lượng và biến đổi khí hậu, nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Lĩnh vực tài chính đứng thứ ba trong danh sách chi nhiều nhất cho vận động hậu trường đầu năm nay, với 111,4 triệu USD, cao hơn 11 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái do Quốc hội Mỹ hiện đang xem xét các quy định mới liên quan tới hoạt động của ngành tài chính-ngân hàng.
Tiếp theo là các đơn vị trong ngành thông tin và công nghệ cao, với 98,6 triệu USD và ngành bán lẻ Mỹ, với 86 triệu USD.
Trong một diễn biến khác cũng trong ngày 29/4, các nghị sỹ Mỹ đã công bố một dự luật yêu cầu thực thi các hành động nhanh chóng nhằm cấm người nước ngoài đổ tiền vào chính trường Mỹ, đồng thời hạn chế hàng loạt chiến dịch quảng bá của các nghiệp đoàn và doanh nghiệp trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới.
Theo đó, những công ty do người nước ngoài đứng đầu, hoặc nắm giữ từ 20% cổ phần trở lên hoặc giữ các cương vị ra quyết định quan trọng trong doanh nghiệp, không được phép góp tiền cho vận động chính trị.
Dự luật cũng áp đặt các quy định minh bạch nghiêm ngặt đối với chiến dịch quảng bá do các tổ chức "bình phong" thực hiện hoặc do những công ty lớn, nghiệp đoàn hay tổ chức lợi ích tài trợ, sau khi Tòa án Tối cao Mỹ hồi tháng Giêng đã ra phán quyết dỡ bỏ việc hạn chế tài trợ cho chiến dịch vận động chính trị của những nhóm trên./.
Mức chi cho vận động hậu trường tăng lên trong bối cảnh Quốc hội Mỹ và Chính quyền Tổng thống Barack Obama triển khai hàng loạt dự luật tác động đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Mỹ, từ bảo hiểm y tế, đến năng lượng và các quy định mới liên quan đến hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính ở Phố Wall.
Vì thế phần lớn số tiền chi cho vận động hậu trường này được tập trung ở Quốc hội Mỹ.
Trong bối cảnh Quốc hội Mỹ xem xét và thông qua Luật bảo hiểm y tế, làm thay đổi một cách cơ bản hệ thống bảo hiểm y tế Mỹ, các khoản chi cho vận động hậu trường liên quan tới bảo hiểm y tế đã đứng đầu danh sách trong ba tháng đầu năm nay, với 160,7 triệu USD, cao hơn 8 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng thứ hai là các khoản chi cho vận động hậu trường của ngành năng lượng và khai thác khí đốt, trong bối cảnh Quốc hội đang đẩy nhanh việc xem xét dự luật về năng lượng và biến đổi khí hậu, nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Lĩnh vực tài chính đứng thứ ba trong danh sách chi nhiều nhất cho vận động hậu trường đầu năm nay, với 111,4 triệu USD, cao hơn 11 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái do Quốc hội Mỹ hiện đang xem xét các quy định mới liên quan tới hoạt động của ngành tài chính-ngân hàng.
Tiếp theo là các đơn vị trong ngành thông tin và công nghệ cao, với 98,6 triệu USD và ngành bán lẻ Mỹ, với 86 triệu USD.
Trong một diễn biến khác cũng trong ngày 29/4, các nghị sỹ Mỹ đã công bố một dự luật yêu cầu thực thi các hành động nhanh chóng nhằm cấm người nước ngoài đổ tiền vào chính trường Mỹ, đồng thời hạn chế hàng loạt chiến dịch quảng bá của các nghiệp đoàn và doanh nghiệp trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới.
Theo đó, những công ty do người nước ngoài đứng đầu, hoặc nắm giữ từ 20% cổ phần trở lên hoặc giữ các cương vị ra quyết định quan trọng trong doanh nghiệp, không được phép góp tiền cho vận động chính trị.
Dự luật cũng áp đặt các quy định minh bạch nghiêm ngặt đối với chiến dịch quảng bá do các tổ chức "bình phong" thực hiện hoặc do những công ty lớn, nghiệp đoàn hay tổ chức lợi ích tài trợ, sau khi Tòa án Tối cao Mỹ hồi tháng Giêng đã ra phán quyết dỡ bỏ việc hạn chế tài trợ cho chiến dịch vận động chính trị của những nhóm trên./.
(TTXVN/Vietnam+)