Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 8/9 đã công bố một số biện pháp mới nhằm tiếp tục hỗ trợ kinh tế phục hồi và tạo thêm nhiều việc làm mới.
Trong bài phát biểu về các sáng kiến kinh tế mới tại thành phố Cleveland thuộc bang Ohio, ông Obama phác thảo một loạt chương trình, ước tính trị giá 180 tỷ USD, bao gồm gia hạn các chương trình hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tuyển thêm nhân công, thúc đẩy tăng trưởng việc làm trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn ở mức cao kỷ lục 9,6%.
Bài diễn văn thứ hai của Tổng thống Obama về kinh tế Mỹ xuất hiện giữa lúc Chính phủ Mỹ đang bị áp lực nặng nề phải hành động mạnh tay hơn nữa để tạo thêm việc làm sau khi các số liệu công bố cuối tuần qua cho thấy đà phục hồi của nền kinh tế số một thế giới vẫn quá chậm.
Trước đó, ngày 6/9, phát biểu tại thành phố Milwaukee nhân ngày lễ Lao động của Mỹ, ông Obama đã công bố kế hoạch tạo việc làm dài hạn mới, kéo dài sáu năm, theo đó, chính quyền sẽ đầu tư ban đầu khoảng 50 tỷ USD để tái thiết và mở rộng các tuyến đường bộ, đường sắt, đường băng hàng không và hiện đại hóa hệ thống kiểm soát không lưu.
Lý do Tổng thống Obama chọn bang Ohio ở miền Trung Tây nước Mỹ để trình bày kế hoạch kích thích mới là vì đây là một trong những khu vực bị thiệt hại kinh tế nghiêm trọng nhất và là chiến trường bầu cử quan trọng.
Trên thực tế, ông Obama đang nỗ lực theo đuổi cùng lúc hai mục tiêu chủ chốt là tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và giúp đảng Dân chủ tiếp tục nắm quyền kiểm soát tại Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào đầu tháng 11 tới.
Tổng thống Obama và đảng Dân chủ đang phải chịu những áp lực to lớn trong việc chứng minh những kết quả thực sự của gói kích thích kinh tế khổng lồ trị giá 814 tỷ USD (được thông qua tháng 1/2009). Kinh tế Mỹ phục hồi chậm đang gây bất lợi cho đảng Dân chủ của ông Obama.
Các cuộc thăm dò mới đây cho thấy phần lớn cử tri Mỹ cho rằng đảng Cộng hòa có thể đối phó tốt hơn với các khó khăn kinh tế và tình trạng thâm hụt ngân sách tăng vọt hiện nay. Bản thân Tổng thống Obama cũng thừa nhận một số chính sách của Nhà Trắng không được lòng người dân và chưa đủ mạnh để thúc đẩy đà phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế.
Vì vậy, các sáng kiến kinh tế mới được coi là một "lá bài" quan trọng của ông Obama trong nỗ lực cố gắng thuyết phục các cử tri, vốn đã mệt mỏi do suy thoái kinh tế, tin tưởng vào cam kết tạo việc làm của ông, và ủng hộ các nghị sỹ Dân chủ trong cuộc bầu cử sắp tới.
Tuy nhiên, kế hoạch trên nhiều khả năng vấp phải sự phản đối của các nghị sĩ đảng Cộng hòa, vốn cho rằng nó chỉ làm tăng chi tiêu của chính phủ. Trong khi đó, một số chuyên gia kinh tế và quan chức chính phủ cho rằng ngay cả khi Quốc hội nhanh chóng thông qua kế hoạch trên, cũng phải đợi đến năm tới mới có thể phát huy tác dụng tạo thêm việc làm.
Kế hoạch kinh tế mới của Tổng thống Obama được công bố cùng ngày với việc Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cảnh báo sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ xuất hiện nhiều dấu hiệu chững lại trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức xấp xỉ hai con số và ngành bất động sản vẫn gặp khó khăn.
Báo cáo của FED cho rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu "hạ nhiệt" mạnh trong thời gian gần đây, làm dấy lên những báo động về nguy cơ nền kinh tế lớn đầu tàu thế giới rơi vào suy thoái trở lại./.
Trong bài phát biểu về các sáng kiến kinh tế mới tại thành phố Cleveland thuộc bang Ohio, ông Obama phác thảo một loạt chương trình, ước tính trị giá 180 tỷ USD, bao gồm gia hạn các chương trình hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tuyển thêm nhân công, thúc đẩy tăng trưởng việc làm trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn ở mức cao kỷ lục 9,6%.
Bài diễn văn thứ hai của Tổng thống Obama về kinh tế Mỹ xuất hiện giữa lúc Chính phủ Mỹ đang bị áp lực nặng nề phải hành động mạnh tay hơn nữa để tạo thêm việc làm sau khi các số liệu công bố cuối tuần qua cho thấy đà phục hồi của nền kinh tế số một thế giới vẫn quá chậm.
Trước đó, ngày 6/9, phát biểu tại thành phố Milwaukee nhân ngày lễ Lao động của Mỹ, ông Obama đã công bố kế hoạch tạo việc làm dài hạn mới, kéo dài sáu năm, theo đó, chính quyền sẽ đầu tư ban đầu khoảng 50 tỷ USD để tái thiết và mở rộng các tuyến đường bộ, đường sắt, đường băng hàng không và hiện đại hóa hệ thống kiểm soát không lưu.
Lý do Tổng thống Obama chọn bang Ohio ở miền Trung Tây nước Mỹ để trình bày kế hoạch kích thích mới là vì đây là một trong những khu vực bị thiệt hại kinh tế nghiêm trọng nhất và là chiến trường bầu cử quan trọng.
Trên thực tế, ông Obama đang nỗ lực theo đuổi cùng lúc hai mục tiêu chủ chốt là tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và giúp đảng Dân chủ tiếp tục nắm quyền kiểm soát tại Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào đầu tháng 11 tới.
Tổng thống Obama và đảng Dân chủ đang phải chịu những áp lực to lớn trong việc chứng minh những kết quả thực sự của gói kích thích kinh tế khổng lồ trị giá 814 tỷ USD (được thông qua tháng 1/2009). Kinh tế Mỹ phục hồi chậm đang gây bất lợi cho đảng Dân chủ của ông Obama.
Các cuộc thăm dò mới đây cho thấy phần lớn cử tri Mỹ cho rằng đảng Cộng hòa có thể đối phó tốt hơn với các khó khăn kinh tế và tình trạng thâm hụt ngân sách tăng vọt hiện nay. Bản thân Tổng thống Obama cũng thừa nhận một số chính sách của Nhà Trắng không được lòng người dân và chưa đủ mạnh để thúc đẩy đà phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế.
Vì vậy, các sáng kiến kinh tế mới được coi là một "lá bài" quan trọng của ông Obama trong nỗ lực cố gắng thuyết phục các cử tri, vốn đã mệt mỏi do suy thoái kinh tế, tin tưởng vào cam kết tạo việc làm của ông, và ủng hộ các nghị sỹ Dân chủ trong cuộc bầu cử sắp tới.
Tuy nhiên, kế hoạch trên nhiều khả năng vấp phải sự phản đối của các nghị sĩ đảng Cộng hòa, vốn cho rằng nó chỉ làm tăng chi tiêu của chính phủ. Trong khi đó, một số chuyên gia kinh tế và quan chức chính phủ cho rằng ngay cả khi Quốc hội nhanh chóng thông qua kế hoạch trên, cũng phải đợi đến năm tới mới có thể phát huy tác dụng tạo thêm việc làm.
Kế hoạch kinh tế mới của Tổng thống Obama được công bố cùng ngày với việc Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cảnh báo sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ xuất hiện nhiều dấu hiệu chững lại trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức xấp xỉ hai con số và ngành bất động sản vẫn gặp khó khăn.
Báo cáo của FED cho rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu "hạ nhiệt" mạnh trong thời gian gần đây, làm dấy lên những báo động về nguy cơ nền kinh tế lớn đầu tàu thế giới rơi vào suy thoái trở lại./.
(TTXVN/Vietnam+)