Mỹ đề xuất tiêm tăng cường vaccine Pfizer cho người có nguy cơ cao

Ngày 24/9, CDC Mỹ đề xuất tiêm vaccine mũi tăng cường của hãng Pfizer/BioNTech cho người trên 65 tuổi và một số người trưởng thành thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc COVID-19.
Mỹ đề xuất tiêm tăng cường vaccine Pfizer cho người có nguy cơ cao ảnh 1Vaccine phòng COVID-19 do hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp phát triển. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ban cố vấn của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 24/9 đã đề xuất tiêm vaccine mũi tăng cường của hãng Pfizer/BioNTech cho người Mỹ trên 65 tuổi và một số người trưởng thành thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19.

Tuy nhiên, Ủy ban trên không đưa ra đề xuất tiêm mũi bổ sung cho người từ 18-64 tuổi sống hoặc làm việc tại những nơi có nguy cơ cao mắc COVID-19 như các nhân viên y tế, giáo viên, người vô gia cư và tù nhân.

Một số thành viên Ban cố vấn thừa nhận khó có thể thực hiện đề xuất trên.

Cuộc bỏ phiếu của Ban cố vấn diễn ra sau khi Cơ quan quản lý Dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) "bật đèn xanh" cho việc tiêm mũi tăng cường từ tuần này cho hàng triệu người đã tiêm 2 mũi vaccine của Pfizer cách đây ít nhất 6 tháng.

[COVID-19: Mỹ nới lỏng hạn chế đi lại với Liên minh châu Âu và Anh]

CDC cho biết 26 triệu người tại Mỹ đủ điều kiện trên, trong đó 13 triệu người từ 65 tuổi trở lên.

Trong khi Mỹ vẫn đang tranh cãi về việc này, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 23/9 thông báo đầu tháng Mười tới, sẽ đưa ra quyết định về việc có phê chuẩn tiêm mũi tăng cường vaccine của hãng Pfizer/BioNTech cho người trên 16 tuổi hay không.

Người phụ trách chiến lược tiêm vaccine của EMA, ông Marco Cavaleri cho biết cơ quan này cũng sẽ quyết định khả năng tiêm mũi tăng cường vaccine của cả Pfizer/BioNTech và Moderna cho những người suy giảm miễn dịch./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.