Người phát ngôn Nhà Trắng (Mỹ) Jay Carney cho biết Washington ngày 25/2 đã thông báo các lệnh trừng phạt đơn phương nhằm vào chính quyền Libya.
Ngoài ra, Mỹ đang tham khảo ý kiến các đối tác quốc tế về những biện pháp trừng phạt đa phương cũng như cố gắng nhằm giảm tình trạng bạo lực hiện nay tại đất nước Bắc Phi này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama có kế hoạch gặp Tổng Thư ký LHQ tại Washington vào ngày 28/2 để thảo luận những hành động ngoại giao và pháp lý có thể thực hiện nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực tại Libya. Cũng theo ông Carney, Mỹ không loại trừ bất kỳ khả năng nào, kể cả hành động quân sự.
Trước đó, các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết chính phủ các nước thành viên EU ngày 25/2 đã đạt được sự đồng thuận về việc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí, phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh đối với nhiều quan chức của Libya. Đây là một phần trong gói các biện pháp trừng phạt được đưa ra nhằm gây sức ép với chính quyền Tripoli giải quyết tình trạng bạo lực đang leo thang tại nước này.
Cùng ngày, báo chí Mỹ dẫn lời một quan chức ngoại giao giấu tên cho biết Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Tripoli của Libya đã ngừng hoạt động sau khi chuyến bay cuối cùng chở các nhân viên sứ quán rời khỏi nước này. Lý do đóng cửa đại sứ quán được cho là vì tình trạng an ninh ngày càng xấu đi, các cuộc biểu tình chống nhà lãnh đạo Cađaphi đã biến thành cuộc nổi dậy có vũ trang.
Việc đưa các nhân viên cuối cùng của Mỹ rời Libya cũng đồng nghĩa với việc chính quyền Mỹ có thể áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn đối với chính phủ nước này. Hành động trừng phạt có thể là cấm đi lại, đóng băng tài sản và các biện pháp khác nhằm vào những người thân cận của ông Gaddafi. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ thời điểm áp dụng các biện pháp này./.
Ngoài ra, Mỹ đang tham khảo ý kiến các đối tác quốc tế về những biện pháp trừng phạt đa phương cũng như cố gắng nhằm giảm tình trạng bạo lực hiện nay tại đất nước Bắc Phi này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama có kế hoạch gặp Tổng Thư ký LHQ tại Washington vào ngày 28/2 để thảo luận những hành động ngoại giao và pháp lý có thể thực hiện nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực tại Libya. Cũng theo ông Carney, Mỹ không loại trừ bất kỳ khả năng nào, kể cả hành động quân sự.
Trước đó, các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết chính phủ các nước thành viên EU ngày 25/2 đã đạt được sự đồng thuận về việc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí, phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh đối với nhiều quan chức của Libya. Đây là một phần trong gói các biện pháp trừng phạt được đưa ra nhằm gây sức ép với chính quyền Tripoli giải quyết tình trạng bạo lực đang leo thang tại nước này.
Cùng ngày, báo chí Mỹ dẫn lời một quan chức ngoại giao giấu tên cho biết Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Tripoli của Libya đã ngừng hoạt động sau khi chuyến bay cuối cùng chở các nhân viên sứ quán rời khỏi nước này. Lý do đóng cửa đại sứ quán được cho là vì tình trạng an ninh ngày càng xấu đi, các cuộc biểu tình chống nhà lãnh đạo Cađaphi đã biến thành cuộc nổi dậy có vũ trang.
Việc đưa các nhân viên cuối cùng của Mỹ rời Libya cũng đồng nghĩa với việc chính quyền Mỹ có thể áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn đối với chính phủ nước này. Hành động trừng phạt có thể là cấm đi lại, đóng băng tài sản và các biện pháp khác nhằm vào những người thân cận của ông Gaddafi. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ thời điểm áp dụng các biện pháp này./.
(TTXVN/Vietnam+)