Một tuần sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama nhắc tới sự bất hợp lý trong việc nộp thuế của tầng lớp người giàu trong xã hội Mỹ trong bản Thông điệp Liên bang, ngày 1/2, một nhóm nghị sỹ Dân chủ đã đệ trình lên Thượng viện "Luật Công bằng thuế."
Dự luật này còn được biết với tên gọi không chính thức khác là “Luật Buffet” dựa theo tên của tỷ phú Warren Buffet với một nghịch lý là thuế suất thu nhập ông phải nộp trong năm 2011 còn thấp hơn cả người thư ký của mình.
Điểm mấu chốt trong dự luật đảm bảo rằng những người có thu nhập ở mức từ 1 triệu USD/năm trở lên phải chịu mức thuế suất thuế thu nhập tối thiểu là 30%. Những người có mức thu nhập năm dưới 1 triệu USD không nằm trong phạm vi điều chỉnh của dự luật.
Trong Thông điệp Liên bang năm 2012, Tổng thống Obama thừa nhận hệ thống thuế hiện nay của nước Mỹ đang tạo ra nhiều bất công. Ông kêu gọi tầng lớp người giàu phải có trách nhiệm đóng thuế nhiều hơn nữa để san sẻ trách nhiệm ở một đất nước mà tầng lớp trung lưu có thu nhập trung bình năm là khoảng 50.000 USD.
Theo giới quan sát, quan điểm đó cũng giống như một tuyên bố rằng Tổng thống Obama đứng về phía tầng lớp trung lưu trong cuộc chạy đua tái đắc cử cuối năm nay, trong khi các ứng viên của đảng Cộng hòa lại nghiêng về tầng lớp thượng lưu. Bản thân ứng viên hàng đầu của đảng Cộng hòa Mitt Romney, người có thu nhập hàng năm khoảng 21 triệu USD, cũng chỉ phải nộp thuế ở mức 13,9% trong năm 2010.
Nhiều khả năng dự luật “Luật Buffet” sẽ vấp phải sự phản đối của các Thượng nghị sỹ Cộng hòa. Sau khi đệ trình dự luật, Thượng nghị sỹ Dân chủ Sheldon Whitehouse kêu gọi các nghị sỹ hai đảng cùng ủng hộ dự luật.
Ông hy vọng các bên sẽ có sự nhìn nhận tích cực hơn đối với dự luật, theo đó đơn giản hóa hệ thống tính thuế đồng thời lấp những lỗ hổng trong việc thu thuế. Theo chính khách này, dự luật có thể mang về cho ngân sách liên bang từ 40-50 tỷ USD mỗi năm.
Trước đó hôm 31/1, Tổng thống Obama cũng đã kêu gọi Quốc hội nhanh chóng thông qua đề xuất về gói cắt giảm thuế khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ tuyển dụng thêm nhân công nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao hiện nay.
Chính quyền Mỹ chủ trương mở rộng và duy trì chương trình cắt giảm thuế hiện hành, miễn giảm hoặc tạm ngừng thu các khoản thuế thu nhập cho các doanh nghiệp nhỏ đồng thời cấp tín dụng thuế thu nhập 10% cho các công ty có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân công mới và tăng lương. Tuy nhiên, đề xuất này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các thành viên đảng Cộng hòa do lo ngại nền kinh tế Mỹ thêm trì trệ./.
Dự luật này còn được biết với tên gọi không chính thức khác là “Luật Buffet” dựa theo tên của tỷ phú Warren Buffet với một nghịch lý là thuế suất thu nhập ông phải nộp trong năm 2011 còn thấp hơn cả người thư ký của mình.
Điểm mấu chốt trong dự luật đảm bảo rằng những người có thu nhập ở mức từ 1 triệu USD/năm trở lên phải chịu mức thuế suất thuế thu nhập tối thiểu là 30%. Những người có mức thu nhập năm dưới 1 triệu USD không nằm trong phạm vi điều chỉnh của dự luật.
Trong Thông điệp Liên bang năm 2012, Tổng thống Obama thừa nhận hệ thống thuế hiện nay của nước Mỹ đang tạo ra nhiều bất công. Ông kêu gọi tầng lớp người giàu phải có trách nhiệm đóng thuế nhiều hơn nữa để san sẻ trách nhiệm ở một đất nước mà tầng lớp trung lưu có thu nhập trung bình năm là khoảng 50.000 USD.
Theo giới quan sát, quan điểm đó cũng giống như một tuyên bố rằng Tổng thống Obama đứng về phía tầng lớp trung lưu trong cuộc chạy đua tái đắc cử cuối năm nay, trong khi các ứng viên của đảng Cộng hòa lại nghiêng về tầng lớp thượng lưu. Bản thân ứng viên hàng đầu của đảng Cộng hòa Mitt Romney, người có thu nhập hàng năm khoảng 21 triệu USD, cũng chỉ phải nộp thuế ở mức 13,9% trong năm 2010.
Nhiều khả năng dự luật “Luật Buffet” sẽ vấp phải sự phản đối của các Thượng nghị sỹ Cộng hòa. Sau khi đệ trình dự luật, Thượng nghị sỹ Dân chủ Sheldon Whitehouse kêu gọi các nghị sỹ hai đảng cùng ủng hộ dự luật.
Ông hy vọng các bên sẽ có sự nhìn nhận tích cực hơn đối với dự luật, theo đó đơn giản hóa hệ thống tính thuế đồng thời lấp những lỗ hổng trong việc thu thuế. Theo chính khách này, dự luật có thể mang về cho ngân sách liên bang từ 40-50 tỷ USD mỗi năm.
Trước đó hôm 31/1, Tổng thống Obama cũng đã kêu gọi Quốc hội nhanh chóng thông qua đề xuất về gói cắt giảm thuế khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ tuyển dụng thêm nhân công nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao hiện nay.
Chính quyền Mỹ chủ trương mở rộng và duy trì chương trình cắt giảm thuế hiện hành, miễn giảm hoặc tạm ngừng thu các khoản thuế thu nhập cho các doanh nghiệp nhỏ đồng thời cấp tín dụng thuế thu nhập 10% cho các công ty có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân công mới và tăng lương. Tuy nhiên, đề xuất này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các thành viên đảng Cộng hòa do lo ngại nền kinh tế Mỹ thêm trì trệ./.
(TTXVN/Vietnam+)