Ngày 26/2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố nước Mỹ và châu Âu có "cơ hội có một không hai" để đạt được một Thỏa thuận thương mại tự do (FTA), qua đó có thể nâng cao mức sống cho cả hai bên bờ Đại Tây Dương.
Tuyên bố trên của tân Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Đức Guido Westerwelle tại Berlin. Ông Kerry cũng đồng thời nhấn mạnh rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ ưu tiên nỗ lực để hình thành một thỏa thuận thương mại Mỹ-Liên minh châu Âu (EU).
Theo ông Kerry, thỏa thuận này có thể thúc đẩy nền kinh tế của châu Âu, tăng cường kinh tế Mỹ, tạo ra nhiều việc làm cho người dân hai bên và tạo nên một trong những thị trường liên minh lớn nhất thế giới.
Ngoại trưởng Kerry cũng cho biết thêm ông rất vui mừng được trở lại Berlin, nơi ông đã từng sống với cha mình trong những năm 1950. Ông Kerry đánh giá cao quan hệ với Đức, đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ ở châu Âu và khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ kinh tế với các nước châu Âu.
Về phần mình, Ngoại trưởng Westerwelle cũng nhấn mạnh rằng một hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và châu Âu sẽ tạo ra công ăn việc làm và tăng trưởng, do đó nên nhanh chóng xúc tiến khởi động đàm phán về vấn đề này, nếu có thể nên bắt đầu ngay từ mùa Hè tới.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso từng cho rằng một FTA giữa Mỹ và EU sẽ giúp kinh tế EU tăng thêm 0,5% mỗi năm.
Theo Ngoại trưởng Westerwelle, trong cuộc hội đàm, hai bên cũng thảo luận về cuộc khủng hoảng hiện nay ở Syria, tình hình Afghanistan và vấn đề Iran.
Đề cập tới chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, Ngoại trưởng Kerry cho rằng có một "con đường ngoại giao" với Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran trong bối cảnh nhóm P5+1 (gồm Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức) và nước Cộng hòa Hồi giáo này bắt đầu vòng đàm phán khó khăn tại Almaty, Kazakhstan. Ông Kerry bày tỏ hy vọng rằng trong vòng đàm phán này, Iran sẽ lựa chọn việc tiến gần hơn đến một giải pháp ngoại giao nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân gây tranh cãi này.
Đức là chặng dừng chân thứ hai trong chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới châu Âu và Trung Đông kéo dài 9 ngày.
Giới phân tích cho rằng chuyến đi này cho thấy Nhà Trắng ưu tiên duy trì quan hệ vững mạnh với các đồng minh hàng đầu tại châu Âu, đồng thời cải thiện quan hệ với các quốc gia Arập, khác với chính sách ưu tiên khu vực châu Á - Thái Bình Dương dưới thời cựu Ngoại trưởng Hilary Clinton./.
Tuyên bố trên của tân Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Đức Guido Westerwelle tại Berlin. Ông Kerry cũng đồng thời nhấn mạnh rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ ưu tiên nỗ lực để hình thành một thỏa thuận thương mại Mỹ-Liên minh châu Âu (EU).
Theo ông Kerry, thỏa thuận này có thể thúc đẩy nền kinh tế của châu Âu, tăng cường kinh tế Mỹ, tạo ra nhiều việc làm cho người dân hai bên và tạo nên một trong những thị trường liên minh lớn nhất thế giới.
Ngoại trưởng Kerry cũng cho biết thêm ông rất vui mừng được trở lại Berlin, nơi ông đã từng sống với cha mình trong những năm 1950. Ông Kerry đánh giá cao quan hệ với Đức, đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ ở châu Âu và khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ kinh tế với các nước châu Âu.
Về phần mình, Ngoại trưởng Westerwelle cũng nhấn mạnh rằng một hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và châu Âu sẽ tạo ra công ăn việc làm và tăng trưởng, do đó nên nhanh chóng xúc tiến khởi động đàm phán về vấn đề này, nếu có thể nên bắt đầu ngay từ mùa Hè tới.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso từng cho rằng một FTA giữa Mỹ và EU sẽ giúp kinh tế EU tăng thêm 0,5% mỗi năm.
Theo Ngoại trưởng Westerwelle, trong cuộc hội đàm, hai bên cũng thảo luận về cuộc khủng hoảng hiện nay ở Syria, tình hình Afghanistan và vấn đề Iran.
Đề cập tới chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, Ngoại trưởng Kerry cho rằng có một "con đường ngoại giao" với Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran trong bối cảnh nhóm P5+1 (gồm Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức) và nước Cộng hòa Hồi giáo này bắt đầu vòng đàm phán khó khăn tại Almaty, Kazakhstan. Ông Kerry bày tỏ hy vọng rằng trong vòng đàm phán này, Iran sẽ lựa chọn việc tiến gần hơn đến một giải pháp ngoại giao nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân gây tranh cãi này.
Đức là chặng dừng chân thứ hai trong chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới châu Âu và Trung Đông kéo dài 9 ngày.
Giới phân tích cho rằng chuyến đi này cho thấy Nhà Trắng ưu tiên duy trì quan hệ vững mạnh với các đồng minh hàng đầu tại châu Âu, đồng thời cải thiện quan hệ với các quốc gia Arập, khác với chính sách ưu tiên khu vực châu Á - Thái Bình Dương dưới thời cựu Ngoại trưởng Hilary Clinton./.
(TTXVN)