Mỹ thông báo sẽ cử một nhóm chuyên gia tới giúp kỹ thuật cho Tây Ban Nha trong vấn đề thanh tẩy khu vực đất bị ô nhiễm phóng xạ bởi bom hạt nhân hồi năm 1966.
Theo yêu cầu của chính phủ Tây Ban Nha, một đội kỹ thuật của Bộ Năng lượng Mỹ sẽ tới thị trấn Palomares để hỗ trợ các đồng nghiệp địa phương tiến hành thanh tẩy khu vực.
Trong khi đó, tại Hội nghị an ninh đang diễn ra ở Đức, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo cũng đã nêu vấn đề trên với người đồng cấp Mỹ Hillary Clinton. Thay mặt cho chính phủ Mỹ, bà Clinton khẳng định rằng nước này sẽ “quyết tâm” giải quyết vấn đề này.
Tháng 1/1966, một chiếc máy bay ném bom B52 của Mỹ đã va chạm với một chiếc máy bay chở dầu KC135 ở độ cao 9.000m trên bầu trời thị trấn Palomares. Vụ va chạm khiến cả hai chiếc máy bay nổ tung.
Lúc gặp nạn, chiếc B52 đang chở bốn quả bom hidro. Hậu quả là hai trong bốn quả bom đã bị phá tung ra thành nhiều mảnh và tạo nên một cơn mưa bụi plutonium.
Vài tuần sau vụ tai nạn, thị trấn Palomares đã trở nên hoang tàn. Một số người đã chết do bị nhiễm độc phóng xạ nặng, còn lại toàn bộ dân chúng được lệnh di tản, khu vực nơi xảy ra tai nạn bị phong tỏa. Sau đó nơi đây đã trở thành một vùng đất chết./.
Theo yêu cầu của chính phủ Tây Ban Nha, một đội kỹ thuật của Bộ Năng lượng Mỹ sẽ tới thị trấn Palomares để hỗ trợ các đồng nghiệp địa phương tiến hành thanh tẩy khu vực.
Trong khi đó, tại Hội nghị an ninh đang diễn ra ở Đức, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo cũng đã nêu vấn đề trên với người đồng cấp Mỹ Hillary Clinton. Thay mặt cho chính phủ Mỹ, bà Clinton khẳng định rằng nước này sẽ “quyết tâm” giải quyết vấn đề này.
Tháng 1/1966, một chiếc máy bay ném bom B52 của Mỹ đã va chạm với một chiếc máy bay chở dầu KC135 ở độ cao 9.000m trên bầu trời thị trấn Palomares. Vụ va chạm khiến cả hai chiếc máy bay nổ tung.
Lúc gặp nạn, chiếc B52 đang chở bốn quả bom hidro. Hậu quả là hai trong bốn quả bom đã bị phá tung ra thành nhiều mảnh và tạo nên một cơn mưa bụi plutonium.
Vài tuần sau vụ tai nạn, thị trấn Palomares đã trở nên hoang tàn. Một số người đã chết do bị nhiễm độc phóng xạ nặng, còn lại toàn bộ dân chúng được lệnh di tản, khu vực nơi xảy ra tai nạn bị phong tỏa. Sau đó nơi đây đã trở thành một vùng đất chết./.
Trà My (Vietnam+)