Bộ Tư pháp Mỹ ngày 5/3 cho biết đã phạt 21 hãng hàng không với số tiền kỷ lục lên tới 1,7 tỷ USD do những sai phạm liên quan đến việc ấn định giá vé và cước vận chuyển hàng hóa.
Ngoài ra, 19 giám đốc điều hành các hãng hàng không này cũng bị buộc tội làm sai trái, trong đó có bốn người đã phải vào tù. Đây được coi là một trong những vụ án chống độc quyền hình sự lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Trong số những hàng hàng không bị phạt nói trên có một số hãng nổi tiếng thế giới như British Airways, Korean Air và Air France-KLM... song không có hãng hàng không lớn nào của Mỹ nằm trong danh sách này.
Cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ nêu rõ khi đối mặt với cuộc suy thoái cách đây một thập kỷ, nhằm tránh bị phá sản, các giám đốc điều hành của những hãng hàng không này đã bắt tay với nhau, xây dựng một cơ chế ấn định giá cả từ năm 2000-2006.
Điều này khiến cho giá vé và các khoản phụ thu nhiên liệu hàng hóa tăng lên, làm các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ, chủ yếu là các hành khách trên các chuyến bay quốc tế, và các công ty vận chuyển hàng hóa, bị thiệt hại hàng trăm triệu USD.
Trước đó, vào cuối năm 2005, các quan chức của Hãng hàng không Lufthansa của Đức đã thông báo với Bộ Tư pháp Mỹ về việc bị lôi kéo vào phi vụ này.
Ngày 14/2/2006, các điều tra viên của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và các đồng nghiệp ở châu Âu bắt đầu nhập cuộc với việc bắt giữ và khám xét hàng loạt văn phòng của các hãng hàng không. Sau đó, các cơ quan chức năng đã thu giữ được nhiều tài liệu chi tiết về việc "đi đêm" giữa các hàng hàng không này.
Cuộc điều tra đã được mở rộng sang các hãng hàng không hiện đang kinh doanh trên các tuyến đường hàng không giữa Mỹ với châu Âu, châu Á, khu vực Nam Mỹ và Australia./.
Ngoài ra, 19 giám đốc điều hành các hãng hàng không này cũng bị buộc tội làm sai trái, trong đó có bốn người đã phải vào tù. Đây được coi là một trong những vụ án chống độc quyền hình sự lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Trong số những hàng hàng không bị phạt nói trên có một số hãng nổi tiếng thế giới như British Airways, Korean Air và Air France-KLM... song không có hãng hàng không lớn nào của Mỹ nằm trong danh sách này.
Cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ nêu rõ khi đối mặt với cuộc suy thoái cách đây một thập kỷ, nhằm tránh bị phá sản, các giám đốc điều hành của những hãng hàng không này đã bắt tay với nhau, xây dựng một cơ chế ấn định giá cả từ năm 2000-2006.
Điều này khiến cho giá vé và các khoản phụ thu nhiên liệu hàng hóa tăng lên, làm các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ, chủ yếu là các hành khách trên các chuyến bay quốc tế, và các công ty vận chuyển hàng hóa, bị thiệt hại hàng trăm triệu USD.
Trước đó, vào cuối năm 2005, các quan chức của Hãng hàng không Lufthansa của Đức đã thông báo với Bộ Tư pháp Mỹ về việc bị lôi kéo vào phi vụ này.
Ngày 14/2/2006, các điều tra viên của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và các đồng nghiệp ở châu Âu bắt đầu nhập cuộc với việc bắt giữ và khám xét hàng loạt văn phòng của các hãng hàng không. Sau đó, các cơ quan chức năng đã thu giữ được nhiều tài liệu chi tiết về việc "đi đêm" giữa các hàng hàng không này.
Cuộc điều tra đã được mở rộng sang các hãng hàng không hiện đang kinh doanh trên các tuyến đường hàng không giữa Mỹ với châu Âu, châu Á, khu vực Nam Mỹ và Australia./.
(TTXVN/Vietnam+)